Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở tuyến xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trước và sau khi thành lập phòng truyền thông giáo dục sức khỏe huyện

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở tuyến xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trước và sau khi thành lập phòng truyền thông giáo dục sức khỏe huyện

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở tuyến xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trước và sau khi thành lập phòng truyền thông giáo dục sức khỏe huyện.Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) là một giải pháp quan trọng và là một hoạt động không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây là nội dung số một trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), là giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh thực hiện CSSKBĐ, đồng thời TT-GDSK là phương tiện thực hiện các nội dung khác của CSSKBĐ. Giáo dục sức khỏe với mục đích cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành, giúp mỗi người dân và cộng đồng nhận rõ vấn đề sức khỏe của mình từ đó chủ động lựa chọn biện pháp giải quyết vấn đề sức khỏe phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi người, mỗi cộng đồng. Do vậy, đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK là đầu tư lâu dài, bền vững cho sức khỏe, góp phần nâng cao sức khỏe cho mọi người và cho cả cộng đồng.

Hệ thống tổ chức TT-GDSK được chính thức hình thành ở nước ta vào năm 1980 [1]. Hệ thống TT-GDSK đã được hình thành từ tuyến trung ương đến tuyến huyện [7], [26]. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu toàn diện về TT- GDSK ở Việt Nam còn ít và là lĩnh vực mới mẻ. Vấn đề quản lý thống nhất hoạt động TT-GDSK giữa tuyến huyện và tuyến xã còn chưa được chú trọng. Tổ chức phòng TT-GDSK của trung tâm y tế dự phòng huyện mới đang được hình thành, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, cán bộ còn thiếu và yếu. Nhiệm vụ trọng tâm là TT-GDSK của cán bộ y tế cơ sở chưa được chính cán bộ y tế cơ sở coi trọng và quan tâm thực hiện thường xuyên. Họ cũng chưa được chú trọng đào tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện TT-GDSK.

Trạm y tế xã là tuyến y tế đầu tiên trong hệ thống y tế nhà nước, trực tiếp tiếp xúc, phục vụ sức khỏe người dân hàng ngày. Các cán bộ trạm y tế xã có vai trò quan trọng trong thực hiện TT-GDSK, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động TT-GDSK của cán bộ y tế thôn bản [31]. Công tác TT-GDSK của tỉnh và huyện có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động TT- GDSK của các cán bộ y tế xã, thôn. Tuy nhiên, để TT-GDSK của tuyến xã/thôn bản hoạt động tốt cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của tuyến huyện, mà trực tiếp là phòng TT-GDSK của trung tâm y tế huyện. Phòng TT-GDSK thuộc trung tâm y tế huyện mới chỉ được thành lập căn cứ vào Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT [4]. Thực tế hiện nay còn nhiều huyện chưa hoàn thiện tổ chức này đặc biệt chưa xây dựng được chức năng nhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Bình Lục là huyện của tỉnh Hà Nam được chọn thí điểm xây dựng mô hình TT-GDSK tại trung tâm y tế huyện theo Quyết định số 127/QĐ-SYT [35]. Đánh giá hoạt động TT-GDSK của tuyến xã trong huyện trước và sau khi có phòng TT-GDSK là rất có ý nghĩa nhằm đóng góp những bằng chứng khoa học cho việc đánh giá kết quả bước đầu và góp phần hoàn thiện tổ chức hoạt động phòng TT-GDSK ở huyện Bình Lục cũng như tuyến huyện nói chung.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở tuyến xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trước và sau khi thành lập phòng truyền thông giáo dục sức khỏe huyện ”.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

1. Mô tả thực trạng hoạt động TT-GDSK tại tuyến xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trước và sau khi thành lập phòng TT-GDSK huyện;

2. So sánh sự khác biệt về kiến thức và thực hành của người dân xã Tràng An, huyện Bình Lục về một số vấn đề sức khoẻ bệnh tật trước và sau khi thành lập phòng TT-GDSK huyện

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment