INTERLEUKIN 6 TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM

INTERLEUKIN 6 TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM

INTERLEUKIN 6 TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM
Lê Thanh Nhàn1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết dengue là vấn đề y tế quan trọng ở Việt Nam. Cytokines góp phần cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên ít nghiên cứu về cytokine ở trẻ sốc sốt xuất huyết dengue.

Mục tiêu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca được thực hiện nhằm xác định sự thay đổi nồng độ huyết thanh của interleukin 6 (IL-6) trong diễn tiến sốc sốt xuất huyết dengue (SXHD), tìm mối tương quan giữa nồng độ IL-6 với mức độ nặng và diễn tiến, biến chứng của sốc SXHD trên bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Đối tượng- Phương pháp: Đo hàng loạt IL6 ở 35 trẻ sốc sốt xuất huyết dengue tại Nhi Đồng 1 từ tháng 1/6/2019 đến tháng 31/5/2020.

Kết quả: Có 35 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu (29 trường hợp sốc SXHD và 6 trường hợp sốc SXHD nặng), kết quả ghi nhận: nồng độ IL-6 tăng trong diễn tiến sốc, sự khác biệt nồng độ IL-6 đo ở lần 1 và lần 2 ở hai nhóm sốc SXHD và sốc SXHD nặng không có ý nghĩa thống kê (tương ứng p=0,59 và p=0,50). Liên quan với lượng dịch điều trị sốc: nồng độ IL-6 đo lần 2 đều tăng so với lần 1 ở nhóm lượng dịch < 180 ml/kg và lượng dịch ≥180 ml/kg, sự khác biệt nồng độ IL-6 đo ở lần 1 và lần 2 giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (tương ứng p=0,07 và p=0,627). Ở bệnh nhân tái sốc và không tái sốc, sốc kéo dài và không sốc kéo dài, tăng áp lực ổ bụng và không tăng áp lực ổ bụng, đặt nội khí quản và không đặt nội khí quản: nồng độ IL-6 lần 2 đều tăng so với lần 1.

Kết Luận: có sự thay đổi động của nồng độ IL-6 trong diễn tiến sốc SXHD, nên cần nghiên cứu động học của IL-6 với cỡ mẫu lớn hơn nhằm tìm ra điểm cắt có ý nghĩa trong việc theo dõi diễn tiến, biến chứng của sốc sốt xuất huyết dengue.

INTERLEUKIN 6 TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM

Leave a Comment