Kết cục thai kỳ của mổ lấy thai chủ động ở thai kỳ trước 39 tuần tại bệnh viện Từ Dũ
Luận văn thạc sĩ y học Kết cục thai kỳ của mổ lấy thai chủ động ở thai kỳ trước 39 tuần tại bệnh viện Từ Dũ.Mổ lấy thai chủ động là sinh mổ khi chưa có chuyển dạ, được lên kế hoạch phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng sản phụ và nhân viên y tế [43]. Thời điểm chấm dứt thai kỳ trong MLT chủ động phụ thuộc hoàn toàn vào bác si điều trị vì vậy lựa chọn thời điểm chấm dứt thai kỳ phù hợp là vấn đề đang được quan tâm trong sản khoa.
Thời điểm này thay đổi theo từng trường hợp lâm sàng cụ thể. Thời điểm được cho là phù hợp khi lợi ích mang lại là tốt nhất về sức khỏe trước mắt và lâu dài cho mẹ và con. Những y văn trước đây cho rằng sinh sau 37 tuần được cho là thai đủ tháng và có thể chấm dứt thai kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con[80]. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại chứng minh dù thai đã đủ tháng (≥37 tuần) nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn so với những trẻ sinh ≥39 tuần trở đi. Chấm dứt thai kỳ sau 39 tuần đem lại nhiều lợi ích cho con hơn là cho mẹ ngoại trừ mẹ có bệnh lý phải can thiệp sớm hoặc môi trường bên trong tử cung không còn thuận lợi hơn môi trường bên ngoài cho sức khỏe của thai.
Với tâm lý mong muốn được mẹ tròn con vuông của mọi phụ nữ khi mang thai, quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ của bác sĩ là vấn đề then chốt trong sản khoa để có thể mang lại kết cục sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con. Một số bệnh lý của mẹ bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ trước khi thai đủ tháng hoàn toàn trước 39 tuần, vần đề này ảnh hưởng không nhỏ đến kết cục của bé. Theo The International Classification of Diseases, thai đủ tháng khi thai được sinh trong giai đoạn từ 37 tuần – 41 tuần 6 ngày. Theo nghiên cứu của tác giả Spong năm 2013, tỷ lệ các biến chứng trên mẹ và trẻ sơ sinh không giống nhau trong khoảng 6 tuần thai đủ tháng từ 37 tuần cho đến 42 tuần, tỷ lệ các biến chứng theo biểu đồ hình chữ U, với điểm thấp nhất nằm tại thời điểm 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần 6 ngày và tỷ lệ biến chứng tăng ở 2 đầu của 37 và 42 tuần[67].2
Một nghiên cứu khác của HU, Yong năm 2017 về kết cục mẹ con trong MLT chủ động tại Trung Quốc cũng cho thấy kết quả tương tự tỷ lệ biến chứng trẻ sơ sinh giảm rõ rệt ở nhóm 39 tuần so với nhóm 37, 38 tuần và 40, 41 tuần[38].
Sự gia tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh và nhũ nhi khi sinh giai đoạn đủ tháng sớm (37 – 38 tuần) so với sinh đủ tháng hoàn toàn. Khi so sánh với sinh lúc 39 tuần, nguy cơ bị các biến chứng sơ sinh khi sinh trước 39 tuần như hội chứng suy hô hấp, rối loạn thân nhiệt, khó khăn trong ăn uống, tăng bilirubin, vấn đề về thị giác và thính giác nhiều hơn so với nhóm sau 39 tuần, vì vậy những trường hợp MLT chủ động thì nên lựa chọn thời điểm phù hợp với từng chỉ định y khoa.
Ngoài những chỉ định MLT chủ động ở thai kỳ đủ tháng sớm thì những chỉ định y khoa nào thường gặp cần phải chấm dứt thai kỳ trước 37 tuần. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện Từ Dũ về kết cục mẹ và con trong MLT chủ động của nhóm tuổi thai trước 39 tuần. Để giúp các bác sĩ có thông tin hơn về kết cục thường gặp của mẹ và thai ở thời điểm này vì vậy chúng tôi nghiên cứu ‟Kết cục thai kỳ của mổ lấy thai chủ động ở thai kỳ trước 39 tuần tại bệnh viện Từ Dũ”, để trả lời được câu hỏi nghiên cứu: Những kết cục nào thường gặp ở mẹ và con khi MLT chủ động trước 39 tuần?3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CHÍNH
Xác định tỷ lệ tai biến và biến chứng đối với mẹ và kết cục con trong MLT chủ
động trước 39 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ.
MỤC TIÊU PHỤ
1. Mô tả tỷ lệ MLT chủ động trước 39 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ.
2. Nguyên nhân MLT chủ động trước 39 tuần.
3. Kết cục mẹ con trong MLT chủ động trước 39 tuần
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………… …..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………….3
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa mổ lấy thai……………………………………………………….4
1.2 Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai………………………………………………..4
1.3 Giải phẫu tử cung…………………………………………………………… 7
1.4 Các chỉ định MLT………………………………………………………….. 11
1.5 Định nghĩa, lợi ích và nguy cơ của MLT chủ động……………………….. 14
1.6 Định nghĩa thai kỳ đủ tháng và thời điểm chấm dứt thai kỳ theo từng chỉ
định…………………………………………………………………………….. 19
Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 27
2.2 Dân số nghiên cứu……………………………………………………………………………….. 27
2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu …………………………………………………………………………… 27
2.4 Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………… 27
2.5 Phương pháp tiến hành…………………………………………………………………………. 28
2.6 Các biến số phân tích …………………………………………………………………………… 31
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu…………………………………41
3.2 Tỷ lệ MLT chủ động và chỉ định của nhóm MLT chủ động trước 39 tuần .. 433.3 Đặc điểm của nhóm MLT chủ động trước 39 tuần …………………………………… 47
3.4 Mô tả kết cục mẹ và con trong MLT chủ động trước 39 tuần ……………………. 50
3.5 Kết cục mẹ và con theo thời điểm MLT trước 39 tuần……………………………… 52
3.6 Mối liên quan kết cục bệnh lý phổi của trẻ sơ sinh với các biến số…………….. 55
Chƣơng 4 : BÀN LUẬN
4.1 Bàn luận về nghiên cứu………………………………………………………………………… 57
4.2 Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng tham gia nghiên cứu…………………………. 58
4.3 Nhận xét về các chỉ định mổ lấy thai ……………………………………………………… 61
4.4 Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh ……………………………………………………………………. 67
4.5 Mô tả kết cục con khi mổ lấy thai chủ động trước 39 tuần………………………… 69
4.6 Kết cục mẹ khi mổ lấy thai chủ động trước 39 tuần …………………………………. 70
4.7 Kết cục bé khi MLT chủ động trước 39 tuần…………………………………………… 72
4.8 Các yếu tố liên quan đến bệnh lý hô hấp của trẻ sơ sinh …………………………… 74
4.9 Hạn chế của đề tài ……………………………………………………………………………….. 75
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..76
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………….77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Quyết định thực hiện nghiên cứu của bệnh viện Từ Dũ
Phụ lục 2: Chấp thuận của Hội đồng y đức của DHYD-TPHCM
Phụ lục 3: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhânDANH MỤC
A. BẢNG
Bảng 2.1 : Các biến số phân tích……………………………………………………………. 31
Bảng 3.1 : Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu. ……………………… 41
Bảng 3.2 : Tiền căn của đối tượng nghiên cứu ………………………………………… 42
Bảng 3.3 : Các chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục ……………………………. 44
Bảng 3.4 : Các chỉ định do bệnh lý mẹ …………………………………………………… 45
Bảng 3.5 : Các chỉ định mổ lấy thai do thai và nguyên nhân khác……………… 45
Bảng 3.6 : Tỷ lệ các chỉ định mổ do phần phụ của thai…………………………….. 46
Bảng 3.7 : Tỷ lệ các chỉ định mổ khác……………………………………………………. 46
Bảng 3.8 : Đặc điểm của trẻ sơ sinh……………………………………………………….. 47
Bảng 3.9 : Sử dụng corticosteroid và nhóm tuổi thai………………………………… 48
Bảng 3.11: Đặc điểm mẹ và cuộc MLT chủ động …………………………………….. 48
Bảng 3.10: Kết cục trẻ sơ sinh ……………………………………………………………….. 50
Bảng 3.12: Kết cục mẹ trong thời gian hậu phẫu………………………………………. 50
Bảng 3.13: Kết cục bé và mẹ theo thời điểm MLT trước 39 tuần ……………….. 52
Bảng 3.14: Nguy cơ bé cần điều trị KSTM theo thời điểm MLT………………… 53
Bảng 3.15: Nhiễm trùng sơ sinh theo thời điểm MLT……………………………….. 53
Bảng 3.16: Thời gian hậu phẫu mẹ theo thời điểm MLT …………………………… 54
Bảng 3.17: Apgar phút thứ nhất theo thời điểm MLT ……………………………….. 54
Bảng 3.18: Bệnh lý hô hấp của bé sau sinh và yếu tố liên quan………………….. 55
Bảng 4.1 : Tỷ lệ mổ lấy thai con so của một số tác giả……………………………… 60
Bảng 4.2 : Tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ ngôi mông …………………………………… 63
Bảng 4.3 : Tỷ lệ mổ lấy thai con so lớn tuổi của một số tác giả …………………. 65B. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nguy cơ biến chứng sau mỗi lần MLT …………………………………. 15
Biểu đồ 1.2: Kết cục con trong MLT chủ động ………………………………………… 16
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ MLT chủ động trước 39 tuần. ……………………………………… 43
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ mô tả một số kết cục con theo tuần tuổi thai. …………….. 74
C. SƠ ĐỒ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu. ……………………………………………… 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com