KẾT CỤC THAI KỲ TRÊN PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG ĐƯỢC GÂY PHÓNG NOÃN BẰNG LETROZOLE 

KẾT CỤC THAI KỲ TRÊN PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG ĐƯỢC GÂY PHÓNG NOÃN BẰNG LETROZOLE 

KẾT CỤC THAI KỲ TRÊN PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG ĐƯỢC GÂY PHÓNG NOÃN BẰNG LETROZOLE 
Thân Trọng Thạch1, Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Letrozole được khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tay trong gây phóng noãn ở bệnh nhân PCOS (ESRHE 2018). Chưa có nghiên cứu về các kết cục thai kỳ trên phụ nữ PCOS Việt Nam được gây phóng noãn bằng letrozole (Femara®) cho đến hiện tại.

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của Letrozole thông qua các kết cục thai kỳ của mẹ và thai ở phụ nữ PCOS Việt Nam.

Đối tượng – Phương pháp: Báo cáo loạt ca gồm 22 phụ nữ PCOS trong độ tuổi sinh sản, hiếm muộn không do nguyên nhân khác, được gây phóng noãn bằng Femara® và giao hợp tự nhiên. Với liều khởi đầu 5mg/ngày vào ngày 2 chu kì kinh, trong 5 ngày. Sau đó, cho phóng noãn bằng hCG 10.000UI khi có nang noãn d ≥18 mm trên siêu âm. Nếu thất bại, chu kỳ sau dùng liều 7.5 mg/ngày đến khi có thai và theo dõi kết cục.

Kết quả: 22 phụ nữ có độ tuổi trung bình 28,55 ± 2,59 tuổi; BMI trung bình 21,73 ± 2,49 kg/m2; thời gian vô sinh trung bình 28,33 ± 12,01 tháng và AMH 7,70 ± 4,05 ng/mL. Về phía thai, 3 ca (13,64%) sẩy thai sớm, 19 thai tiến triển: 17 (89,47%) trẻ đủ tháng và 2 (10,53%) trẻ non tháng, tỉ lệ sinh sống 86.36% và không có trẻ nằm dưỡng nhi. Các xét nghiệm tầm soát lệch bội bình thường, trẻ nặng trung bình 2878,95 ± 442,28 grams và không có trường hợp tử vong khi theo dõi. Có 1 (5,3%) trẻ dị tật bẩm sinh: Thoát vị màng tủy, hiện tại bé khoẻ mạnh. Về phía mẹ, không trường hợp tiền sản giật, 8/19 mắc đái tháo đường thai kì, 68% mổ lấy thai.

Kết luận: Tỉ lệ sẩy thai cũng như dị tật bẩm sinh cao hơn những nghiên cứu khác, có lẽ do cỡ mẫu nhỏ.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS: polycystic ovarian syndrome) là bệnh lý nội tiết phổ biến nhất ở nữ giới với tỉ lệ khoảng 8-13% dân số trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn và những kết cục sản khoa xấu, 70% phụ nữ PCOS vẫn chưa được chẩn đoán(1). Phổ biến nhất hiện nay là tiêu chuẩn Rotterdam khi hiện diện ít nhất 2/3 bất thường sau bao gồm 1) rối loạn phóng noãn, 2) cường androgen trên lâm sàng hoặc cận lâm sàng và 3) hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm ngã âm đạo.

KẾT CỤC THAI KỲ TRÊN PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG ĐƯỢC GÂY PHÓNG NOÃN BẰNG LETROZOLE 

Leave a Comment