KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THẤT BẠI LÀM TỔ LIÊN TIẾP BẰNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THẤT BẠI LÀM TỔ LIÊN TIẾP BẰNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THẤT BẠI LÀM TỔ LIÊN TIẾP BẰNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN
Đoàn Thị Hằng1, Nguyễn Thanh Tùng1, Trịnh Thế Sơn1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của huyết tương giàu tiểu cầu (PRP – platelet-rich plasma) trên BN thất bại làm tổ liên tiếp. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu 12 bệnh nhân (BN) có tiền sử thất bại làm tổ ít nhất 3 lần. Kết quả: Độ dày nội mạc tử cung (NMTC) không có sự khác biệt so với chu kỳ không được điều trị PRP, tỷ lệ có thai lâm sàng 83,3%, tỷ lệ làm tổ 41,66%, tỷ lệ sinh sống 83,3%. Kết luận: PRP làm tăng hiệu quả tiếp nhận của NMTC trên nhóm BN thất bại làm tổ liên tiếp không rõ nguyên nhân.

Trong một chu kỳ bình thường của người phụ nữ, NMTC có khả năng tiếp nhận phôi trong khoảng giữa pha chế tiết xung quanh ngày 19 – 23, được xem là cửa sổ làm tổ. Trong thời gian này, các cytokine, yếu tố tăng trưởng (Growth factors), các acid béo chưa bão hoà và các phân tử kết dính được biểu hiện, sự không ổn định của các protein này có thể khiến việc làm tổ và có thai thất bại [1]. Sak và CS (2013) phát hiện biểu hiện các yếu tố tăng trưởng trên NMTC của phụ nữ thất bại làm tổ liên tiếp thấp hơn so với phụ nữ sinh sản bình thường.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment