KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U DI CĂN NÃO DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U DI CĂN NÃO DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U DI CĂN NÃO DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nguyễn Việt Đức1,2, Dương Trung Kiên2, Nguyễn Đình Hưng3, Nguyễn Mạnh Hùng2, Dương Đại Hà1,4, Dương Đình Tuấn2, Vũ Ngọc Anh2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
3 Sở Y tế Hà Nội
4 Bệnh viện Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu khi áp dụng hệ thống siêu âm hướng dẫn trong phẫu thuật lấy u di căn não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 10 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ 12/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 57,8 ± 9,8 với 7 nam và 3 nữ. 6 khối u được phẫu thuật nằm ở vùng bán cầu, 4 ở hố sau. Khối u đơn độc ở 7 bệnh nhân. Chảy máu trong u ở 2 bệnh nhân. Nguồn gốc của u từ phổi 6, vú 3, cơ quan khác 1. Lấy hết tổn thương ở 7 bệnh nhân, 3 bệnh nhân còn tồn dư. Kết quả lâm sàng cải thiện hoặc không thay đổi ở 9/10 bệnh nhân. 1 bệnh nhân cần dẫn lưu não thất ổ bụng sau mổ. Chỉ số Karnofsky trung bình trước mổ 62 ± 9.2 và sau mổ 77 ± 17 với p=0.0245. Kết luận: Điều trị phẫu thuật các khối u di căn não dưới hướng dẫn của siêu âm có độ chính xác cao, tăng khả năng phẫu thuật lấy hết tổn thương, có hiệu quả tốt về mặt lâm sàng và chức năng cho bệnh nhân.

Khả năng lấy hết u chính là một yếu tố tiên lượng về thời gian sống sót toàn bộ cũng như làm  giảm  nhẹ  các  triệu  chứng  thần  kinh  của bệnh  nhân.  Việc  đánh  giá  khả  năng  lấy  hết  u trong phẫu thuật hiện nay vẫn còn là một thách thức ở nước ta, các phương pháp tái tạo hình ảnh trong mổnhờ phim cộng  hưởng từ (CHT) hay cắt lớp  vi tính (CLVT) chỉ là  hình  ảnh trước  mổ, không  phản ánh đượcnhững thay đổi thực tế trong mổ. Hình ảnh hình quang trong phẫu thuật không phải là hình ảnh giải phẫu, mà chỉ là hình ảnh bề mặt phẫu trường7,8.  Siêu  âm  trong phẫu thuật (SATPT)  cung cấp những hình ảnh thực về thời gian và không gian, giúp phẫu thuật viên nhận định được mối quan hệ giữa u và tổ chức não xung quanh, cũng như quyết định khả năng tiếp tục lấy tổn thương hay ưu tiên bảo tồn chức năng của não1,7. Ở nước ta hiện nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo về chỉ định cũng như kết quả của sử dụng SATPT lấy tổn thương u di căn  não.  Mục  đích  của  nghiên  cứu  này  nhằm đánh giá những kết quả bước đầu khi áp dụng phẫu thuật có sử dụng SATPT

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment