KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỦY CỔ ĐA TẦNG DO THOÁI HÓA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỦY CỔ ĐA TẦNG DO THOÁI HÓA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Văn Trung1,2, Đào Xuân Thành1,2, Nguyễn Lê Bảo Tiến3, Hoàng Gia Du2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị bệnh lý tủy cổ đa tầng dothoái hóa (M-CSM). Phươngpháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật 30 bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tủy cổ đa tầng do thoái hóa từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 8 năm 2021 tại Khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình (TB) 63,10 ± 9,82 (39-79 tuổi), 19 bệnh nhân nam (63,3%), 11 bệnh nhân nữ (36,7%). Tỷ lệ Nam/Nữ ≈ 2/1. Thời gian khám lại trung bình 13,13 tháng. Điểm mJOA trước mổ, sau mổ và khám lại lần lượt là 10,17 13,53 và 16,17. Tỷ lệ hồi phục hội chứng tủy cổ(RR) sau mổ và khám lại lần lượt là 45,46% và 76,69%.BN có thời gian khởi phát bệnh ³6 tháng có RR thấp hơn tại thời điểm khám lại cuối cùng (p=0,021). Góc gù vùng và góc C2-C7 ởBN PTLT cao hơn so với PTLS (p lần lượt 0,006 và 0,029). PTLS có thời gian mổ ngắn hơn nhưng mất máu nhiều hơn PTLT (p<0,001). Kết luận: Phẫu thuật điều trị M-CSM bước đầu cho kết quả hồi phục tốt ở cả hai đường mổ.
Bệnh lý tủy cổ do thoái hóa (CSM-Cervical spondylotic myelopathy) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chức năng thần kinh tiến triển theo thời gian gây ra bởi sự thoái hóa cột sống cổ tăng dần theo tuổi dẫn đến hẹp ống sống, chèn ép thần kinh[1],[2]. CSM là bệnh lý chính nằm trong nhóm bệnh lý tủy cổ do thoái hóa bên cạnh bệnh lý cốt hóa dây chằng dọc sau, cốt hóa dây chằng vàng[1],[2]… Tại mộtsố quốc gia, tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ hiện mắc bệnhhẹp ống sống cổ do thoái hóa ước tính chiếm tương ứng là 4,1 và 6,05 ca/100.000 người[2].Cơ chế bệnh sinhcủaCSM do hainhóm nguyên nhân chính: nhóm chèn ép do các yếu tố cố định như mỏ xương, thoát vị đĩa đệm, dày dây chằng, phì đại diện khớp … và nhóm cácyếu tố động do sự mất vững cột sống và sự thay đổi đường cong sinh lý cột sống gây tăng áp lực nội tủy, kéo căng tủy, thiếu máu tủy và từ đó tiến triển hội chứng tủy cổ[3]. CSM được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn phế ở người cao tuổi. Lad và cộng sựphân tích kết quả điều trị CSM tại Mỹ cho thấy số bệnh nhân nhập viện hàng năm tăng khoảng 2 lần từ 9623 bệnh nhân năm 1993 tăng lên 19.212 bệnh nhân năm 2002 (khoảng 3,73 tăng lên 7,88 bệnh nhân/100.000)
Nguồn: https://luanvanyhoc.com