Kết quả bước đầu sử dụng điện di isozyme trên gel cellulose acetate trong nghiên cứu an.minimus ở Việt Nam

Kết quả bước đầu sử dụng điện di isozyme trên gel cellulose acetate trong nghiên cứu an.minimus ở Việt Nam

Tên bài báo:Kết quả bước đầu sử dụng điện di isozyme trên gel cellulose acetate trong nghiên cứu an.minimus ở Việt Nam

Tác giả:    Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Trần Đức Hinh, Patricia Roelamts, Wim Van Bortel, Anouchka Smits, Paul Verle, Marc Coosemans

Tên tạp chí:    Phòng chống bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng

Năm xuất bản:    1996    Số:    4            Trang:    40-46

Tóm tắt:    

Đánh giá kết quả sử dụng điện di isozyme trên gel cellulose acetate trong nghiên cứu An.minimus từ tháng 6-10/1995 tại 4 làng Cò Phay (Đà Bắc), Khời (Tân Lạc), Rỗng Vòng (Lương Sơn), Xô Lô (Mai Châu) thuộc tỉnh Hòa Bình. Kết quả: ở An.minimus phát hiện được 12 allele thuộc locus Mpi, các allele này rất khó phân biệt với nhau nếu như không nằm trên vùng một gel. Dựa vào tần số phân bố genotype ở locus Odh, có thể phân chia An.minimus thành 2 dạng: genotype 1 và genotype 2. An.minimus dạng genotype 1 chiếm tỷ lệ ưu thế trong số các mẫu vật thu thập ở Khời (66%), sau đó là Xô Lô (41%). Tại Cò Phay, tỷ lệ dạng genotype 1 là 16% và ở Rỗng Vòng chỉ 1%. An.minimus dạng genotype 2 gặp ở cả 5 điểm nghiên cứu, chiếm ưu thế tuyệt đối 100% ở các mẫu thu thập tại Giang Biên, Dương Hà (Hà Nội) và 99% số mẫu vật thu thập ở Rỗng Vòng (Lương Sơn). Khoảng cách di truyền giữa An.minimus dạng genotype 1 và genotype 2 là 0,080.

Kết quả bước đầu sử dụng điện di isozyme trên gel cellulose acetate trong nghiên cứu an.minimus ở Việt Nam

Leave a Comment