KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CẮT NỘI SOI LƯỠNG CỰC QUA NIỆU ĐẠO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BÀNG QUANG CHƯA XÂM LẤN LỚP CƠ
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CẮT NỘI SOI LƯỠNG CỰC QUA NIỆU ĐẠO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BÀNG QUANG CHƯA XÂM LẤN LỚP CƠ
Huỳnh Thái Sơn1, Trần Văn Hinh2, Lê Anh Tuấn2, Phạm Quang Vinh2, Nguyễn Phú Việt2, và cộng sự1,2
1 Bệnh viện Quân y 17, Quân khu 5
2 Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ bằng điện cực lưỡng cực (bTURBT). Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 62 bệnh nhân u bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ, được điều trị bằng cắt nội soi lưỡng cực qua niệu đạo. Kết quả: Nam 80,7%, nữ 19,3%. Tuổi trung bình 61,9 ± 15,1 tuổi. Tiền sử hút thuốc lá 40,3%. Siêu âm trước mổ (58 ca): có u 77,6%; không phát hiện u 22,4%. CT scanner trước mổ (41 ca): phát hiện có u 97,6%, 1 ca không phát hiện được u 2,4%. Soi bàng quang trước mổ: 100% phát hiện có u. Thời gian phẫu thuật trung bình 42,6 ± 13,3 phút. Thời gian rửa bàng quang sau mổ: dưới 24h là 66,1%; từ 24-48h là 33,9%. Không có tai biến trong mổ, biến chứng nhiểm khuẩn niệu muộn sau mổ 3,2%. Giải phẫu bệnh sau mổ: Độ biệt hóa: G1 80,7%, G2 17,7%, G3 1,6%. Giai đoạn: Tis 1,6%, Ta 91,9%, T1 6,5%. Kết quả điều trị gần: Tốt 96,8% (60 ca), khá 3,2% (2 ca). Kết quả sau 1 năm: tỷ lệ tái phát 12,9% (8/62). Kết luận: Điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ bằng kỹ thuật cắt nội soi lưỡng cực qua niệu đạo là an toàn và hiệu quả.
Năm 1910 Beer lần đầu thực hiện cắt u bàng quang nội soi. Từ đó nội soi qua ngã niệu đạo cắt u nông bàng quang bằng điện đơn cực là tiêu chuẩn trong chẩn đoán và điều trị cơ bản cho u bàng quang. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng còn vài bất cập như: kích thích thần kinh bịt gây thủng bàng quang, chảy máu, hội chứng nội soi…Việc phát minh điện cực phẫu thuật lưỡng cực là sự tiến bộ của công nghệ. Điện cực lưỡng cực hoạt động được trong môi trường nước muối, vì là dịch rửa đẳng trương nên tránh được nguy cơ hội chứng nội soi. Phản xạ thần kinh bịt và hậu quả là biến chứng tổn thương bàng quang được xem như là biến chứng đáng sợ nhất của TURBT đơn cực, nhưng ở vòng cắt lưỡng cực thì dòng điện không đi qua cơ thể mà dẫntruyền từ điện cực hoạt động đến điện cực trung gian ở ngay trong vòng cắt nên không gây ra hiệu ứng này [1]Hầu hết các nghiên cứu về điện lưỡng cực chủ yếu thực hiện cho phẫu thuật tiền liệt tuyến. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu cắt ung thư nông bàng quang bằng điện lưỡng cực nhằm bước đầu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật mới này
Nguồn: https://luanvanyhoc.com