Kết quả can thiệp nội mạch cấp cứu điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống

Kết quả can thiệp nội mạch cấp cứu điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống

Kết quả can thiệp nội mạch cấp cứu điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống
Trần Quyết Tiến, Phan Duy Kiên
Đặt vấn đề: Vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống là bệnh cảnh cấp cứu nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Can thiệp nội mạch hiện được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả, ít xâm lấn tại nhiều trung tâm mạch máu trên thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp cấp cứu đặt stent graft trong điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca với 31 bệnh nhân có bệnh lý động mạch chủ được can thiệp cấp cứu đặt stent graft từ tháng 05/2012 đến tháng 12/2019 tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Nghiên cứu có 31 bệnh nhân, nam giới chiếm 80,7 %, tuổi trung bình là 64 ± 15,1. Thời gian theo dõi trung bình là 18,6 tháng. Tỷ lệ chuyển vị các nhánh động mạch nuôi tạng và động mạch trên quai động mạch chủ để có vùng hạ đặt ống ghép thích hợp là 12,9 %, tỷ lệ phủ động mạch dưới đòn trái là 29 %, tỷ lệ gây tê tại chỗ 38,8 %. Tỷ lệ bung ống ghép thành công là 100%. Tỷ lệ tử vong chu phẫu và trung hạn lần lượt là 6,4 % và 31%. Về biến chứng liên quan đến kỹ thuật sau 30 ngày, chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp rò ống ghép loại II nhưng không trường hợp nào cần can thiệp lại, có 1 trường hợp rò ống ghép thực quản tử vong do nhiễm trùng huyết, 1 trường hợp vỡ túi phình do tăng kích thước túi phình trong thời gian theo dõi
Kết luận: Can thiệp cấp cứu đặt stent graft điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống là phương pháp mới an toàn, hiệu quả, thực hiện nhanh, ít xâm lấm, có tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.

Phình động mạch chủ ngực (ĐMCN) được định nghĩa khi kích thước ĐMCN tăng hơn 1,5 lần kích thước ĐMCN bình thường. Theo số liệu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh chiếm tỷ lệ 10,4/100000 dân, hàng năm có gần 13000 BN tử vong vì phình ĐMCN, trong đó nguyên nhân tử vong hàng đầu là do vỡ phình động mạch chủ (ĐMC)[1]. Bệnh nhân vào viện  trong  bệnh  cảnh  cấp  cứu  vỡ  phình  động mạch chủ nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Trước đây, điều trị phình ĐMCN  vỡ  chủ  yếu  là  phẫu  thuật  cấp  cứu  thay đoạn phình bằng ống ghép nhân tạo với tỷ lệ tử vong  và  biến chứng sau mổ cao, thời gian nằm hồi sức và nằm viện lâu. Tại các trung tâm mạch máu lớn trên thế giới, tỷ lệ tử vong sau mổ mở phình ĐMCN là 13,1%, tỷ lệ liệt tuỷ sau mổ là 5-10%[2].  Năm  1994,  bác  sĩ  Michael  Dake  ở trường đại học Stanford, Hòa Kỳ và cộng sự đã báo cáo những trường hợp đầu tiên được điều trị phình ĐMCN đoạn xuống bằng phương pháp can thiệp đặt ống ghép nội mạch[3]. Tiếpnối sau đó, Semba  và  cộng  sự  thực  hiện  ca  can  thiệp  nội mạch đầu tiên điều trị một trường hợp phình động mạch chủ ngực đoạn xuống vỡ năm 1997[4]. Kết quả  ban  đầu  của  cácnghiên  cứu  cho  thấy  can thiệp đặt ống ghép nội mạch có tỷ lệ tử vong chu phẫu thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với  mổ  mở  kinh  điển.  Từ  đó  đến  nay,  phương pháp này ngày càng phát triển rộng rãi trên thế giới trong điều trị phình ĐMCN, ngay cả trong trường hợp phình vỡ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy can thiệp đặt ống ghép nội mạch có tỷ lệ tử vong chu phẫu thấp hơn và kết quả ngắn hạn, trung hạn tốt hơn so với mổ mở[2, 5].Tại Việt Nam, can thiệp đặt ống ghép nội mạch  đã  được  triển  khai  bước  đầu  tại  một  số trung tâm phẫu thuật tim mạch ở thành phố Hồ Chí Minh  và  Hà  Nội  như  bệnh  viện  Chợ  Rẫy,  Bạch Mai, Viện tim mạch quốc gia, bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh[6,  7]. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình ĐMCN được triển khai từ năm 2012. Trong thời gian đầu, phương pháp này chủ yếu thực hiện trên những bệnh nhân được mổ chương trình. Sau đó, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật này ở những bệnh nhân phình vỡ cần can thiệp cấp cứu nếu đặc điểm hình thái túi phình phù hợp. Việc theo dõi sau can thiệp nội mạch rất quan trọng nhằm đánh giá kết quả và phát hiện sớm những biếnchứng liên quan đến kỹ thuật. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt stent  graft  điều  trị  bệnh  lý  động  mạch  chủ  trong bệnh cảnh cấp tính.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment