Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình

Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình

Luận án tiến sĩ y học Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình. Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của những năm cuối thế kỷ 20 và trong thế kỷ 21. Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế. Trên thế giới, cứ một giây, có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi – trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi (1). Già hóa dân số gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước có đông dân số trẻ. Giai đoạn 2010 – 2015, tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 78 và của các nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm 2045 – 2050, dự kiến tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển (2,3).

Hơn 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những thay đổilớn về nhân khẩu học. Từ năm 1989 đến 2021, NCT ở Việt Nam không những tăng nhanh về số lượng với 4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999) và 8,6 triệu (năm 2011), 12,6 triệu người (năm 2021) mà tỷ lệ NCT cũng tăng lên tương ứng, lần lượt là 7,1%, 8,1%, 10% và 12,6% (4)(17). Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Khi tuổi thọ cao thì gánh nặng bệnh tật cũng rất lớn, đặc biệt là đối với NCT càng dễ mắc bệnh, không những một bệnh mà nhiều bệnh. Điều này dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT ngày càng cao. 
Người cao tuổi Việt Nam vẫn chưa thực sự khỏe mạnh như mong muốn. Điều tra về NCT năm 2011 chỉ ra rằng hơn 55% và trên 10% số người đánh giá sức khỏe bản thân là yếu và rất yếu. Nghiên cứu này cũng cho thấy gần 72% NCT gặp ít nhất một loại khó khăn về vận động và 37,6% gặp ít nhất một trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày (5). Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh đồng thời, trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh (6). 
Các chính sách chăm sóc NCT ở nước ta trong thời gian qua đã ít nhiều mang tính hệ thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số chính sách chăm sóc NCT hiện nay vẫn còn hạn chế và bất cập.Một số văn bản chính sách còn chung chung, thiếu tính thực tế. Những chính sách trợ giúp mới chỉ tập trung vào một số chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên cho những NCT có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; một số ưu đãi khác cho NCT còn hạn hẹp, chỉ mới ưu tiên trong khám chữa bệnh, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, giảm phí tham quan, quà chúc thọ hoặc phí mai táng). 
Năm 2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025(7). Quyết định nhằm thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về NCT. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe (CSSK) dài hạn cho NCT. Trên cơ sở này, đề tài cấp Bộ Y tế “Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số địa phương của Việt Nam”do nghiên cứu sinh làmchủ nhiệm đã được xây dựng và triển khai. Đề tài đã được phê duyệt hoàn thành vào năm 2021. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là tỉnh Hải Dương và tỉnhHoà Bình. Tỉnh Hải Dương là một trong 10 tỉnh có chỉ số già hoá cao nhất toàn quốc với tỷ lệ NCT khá cao (13,5%) với tuổi thọ trung bình tăng từ 71,9 tuổi năm 1999 lên 74,5 tuổi năm 2014 (8). Còn ở tỉnhHòa Bình, tỷ lệ NCT thấp hơn trung bình cả nước (8,9%) (8). Dựa vào đề tài cấp Bộ này, nghiên cứu sinh đã sử dụng một số kết quả để xây dựng và hoàn thiện luận án “Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2021”. Luận án này thực hiện thêm các phân tích thống kê chuyên sâu cũng như phân tích bổ sung thêm những kết quả từ đề tài cấp Bộ để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Trước can thiệp, thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống (CLCS) của NCT tại địa bàn nghiên cứu như thế nào? Can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và tỉnhHòa Bình giai đoạn 2018 – 2021 đã làm thay đổi thay đổi CLCS của NCT ra sao? Mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” giai đoạn 2018 – 2021 tại 2 tỉnh Hải Dương và tỉnhHòa Bình như thế nào?.Điểm mới của đề tài là xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh”thông qua đánh giá thay đổi chất lượng cuộc sống, đặc biệt là thay đổi về khía cạnh sức khỏe tinh thần, với cách tổ chức các hoạt động dựa trên vào cộng đồng, có sự tham gia của NCT – nhóm đối tượng trung tâm của mô hình –trong tự tổ chức, tham gia và duy trì các hoạt động với hình thức đa dạng và phù hợp với bối cảnh và địa bàn can thiệp.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.    Mô tả thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2018.
2.    Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và tỉnh Hòa Bình.
3.    Phân tích mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh 
Hải Dương và tỉnh Hòa Bình.

MỤC LỤC Luận án tiến sĩ y học Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình
Lời cam đoan    I
Lời cảm ơn    II
Mục lục    III
Danh mục các chữ viết tắt    VI
Danh mục các bảng biểu    VII
Danh mục các hình và biểu đồ    X
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    4
1.1. Một số khái niệm    4
1.2. Thực trạng sức khỏe người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam    5
1.3. Công tác Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam    9
1.4. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống    13
1.5. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi    23
1.6. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi    29
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu    47
1.8. Khung lý thuyết    49
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    50
2.1. Đối tượng nghiên cứu    50
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    50
2.3. Thiết kế nghiên cứu    51
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    52
2.5. Xây dựng chương trình can thiệp và nội dung can thiệp    55
2.6. Phương pháp thu thập số liệu    60
2.7. Các biến số nghiên cứu    62
2.8. Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá    63
2.9. Phương pháp phân tích số liệu    66
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu    67
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    68
3.1. Thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018    68
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu    68
3.1.2. Sức khỏe người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018    71
3.1.3. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018    75
3.1.4. Một số yếu tố liên quan tới Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018    97
3.2. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2021    98
3.3. Tính phù hợp của chương trình can thiệp    107
3.3.1. Phù hợp về phương pháp tiếp cận của can thiệp    107
3.3.2. Phù hợp về hoạt động can thiệp    108
3.3.3. Phù hợp về chính sách quản lý, điều hành và phối hợp của địa phương    109
3.3.4. Phù hợp về cần thiết và ủng hộ của các bên liên quan    111
3.3.5. Phù hợp về nhân lực    112
3.3.6. Phù hợp về thuốc, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng    113
3.3.7. Phù hợp về tài chính    113
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    115
4.1. Bàn luận về thực trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phố Chí Linh, Hải Dương và huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2018    115
4.2. Bàn luận về sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2021    131
4.3. Bàn luận về mức độ phù hợp của can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2021    133
4.4. Điểm mạnh và Hạn chế của can thiệp    141
KẾT LUẬN    143
KHUYẾN NGHỊ    145
TÀI LIỆU THAM KHẢO    146
PHỤ LỤC    164
Phụ lục 1 – Bộ câu hỏi đo lường chất lượng cuộc sống    164
Phụ lục 2 – Hướng dẫn phỏng vấn định tính    180
Phụ lục 2a – Hướng dẫn phỏng vấn sâu    180
Phụ lục 2b – Hướng dẫn thảo luận nhóm    182
Phụ lục 2c – Hướng dẫn thảo luận nhóm    185
Phụ lục 3 – Biến số nghiên cứu    187
Phụ lục 4 – Các tài liệu rà soát tổng quan mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi    197
Phụ lục 5 – Danh sách các điều tra quần thể về chất lượng cuộc sống được sử dụng tại ở các quốc gia trên thế giới xuất bản giai đoạn 2010 – 2020    201

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở việt nam    8
Bảng 1.2. Các công cụ tổng quát đo lường chất lượng cuộc sống  trong các điều tra quần thể giai đoạn 2010 – 2020    17
Bảng 1.3. Các công cụ chuyên biệt đo lường chất lượng cuộc sống trong các nghiên cứu quần thể giai đoạn 2010 – 2020    19
Bảng 1.4. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu của who    23
Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu    50
Bảng 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính    54
Bảng 2.3. Các hoạt động can thiệp đã triển khai    59
Bảng 2.4. Cách tính điểm chất lượng cuộc sống của người cao    63
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu    68
Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân, gia đình của đối tượng nghiên cứu    69
Bảng 3.3. Thông tin về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    70
Bảng 3.4. Sức khoẻ của người cao tuổi trong nghiên cứu năm 2018    71
Bảng 3.5. Xử trí khi bịốm liên tục trên 3 ngày của người cao tuổi năm 2018    74
Bảng 3.6. Các vấn đề về sức khoẻ thể chất của người cao tuổi theo địa bàn trước can thiệp    75
Bảng 3.7. Các vấn đề về sức khoẻ thể chất của người cao tuổi theo nhóm tại thời điểm trước can thiệp    76
Bảng 3.8. Khả năng lao động của người cao tuổi theo địa bàn tại thời điểm trước can thiệp    77
Bảng 3.9. Khả năng lao động của người cao tuổi theo nhóm tại thời điểm trước can thiệp    78
Bảng 3.10. Các vấn đề về sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi theo địa bàn tại thời điểm trước can thiệp    79
Bảng 3.11. Các vấn đề về sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi theo nhóm tại thời điểm trước can thiệp    80
Bảng 3.12. Quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi theo địa bàn tại thời điểm trước can thiệp    81
Bảng 3.13. Quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi theo nhóm can thiệp tại thời điểm trước can thiệp    83
Bảng 3.14. Đánh giá của người cao tuổi về môi trường sống theo địa bàn tại thời điểm trước can thiệp    85
Bảng 3.15. Đánh giá của người cao tuổi về môi trường sống theo nhóm tại thời điểm trước can thiệp    86
Bảng 3.16. Vấn đề kinh tế của người cao tuổi theo địa bàn trước can thiệp    88
Bảng 3.17. Vấn đề về kinh tế của người cao tuổi theo nhóm trước can thiệp    89
Bảng 3.18. Hài lòng về một số khía cạnh của chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo địa bàn tại thời điểm trước can thiệp    91
Bảng 3.19. Hài lòng về một số khía cạnh của chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo nhóm can thiệp tại thời điểm trước can thiệp    92
Bảng 3.20. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo địa bàn nghiên cứu    93
Bảng 3.21. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo nhóm can thiệp tại thời điểm trước can thiệp    94
Bảng 3.22. Xếp hạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo địa bàn và nhóm can thiệp tại thời điểm trước can thiệp    95
Bảng 3.23. Xếp hạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo nhóm can thiệp tại thời điểm trước can thiệp    96
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các biến cá nhân với điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trước can thiệp    97
Bảng 3.25. Thay đổi sức khoẻ thể chất của người cao tuổi trước và sau can thiệp    98
Bảng 3.26. Thay đổi khả năng lao động của người cao tuổi trước và sau can thiệp    99
Bảng 3.27. Thay đổi sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi trước và sau can thiệp    100
Bảng 3.28. Thay đổi quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi trước và sau can thiệp    101
Bảng 3.29. Thay đổi môi trường sống của nct tuổi trước và sau can thiệp    102
Bảng 3.30. Thay đổi kinh tế của người cao tuổi trước và sau can thiệp    104
Bảng 3.31. Thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trước và sau can thiệp    105
Bảng 3.32. Thay đổi chất lượng cuộc sống của nct trước và sau can thiệp    106
Bảng 3.33. Phân tích khác biệt kép (did) để kiểm soát tương tác của biến xã dự án và tỉnh dự án với tác động của can thiệp tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi    107


 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment