Kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018 – 2019

Kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018 – 2019

Kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018 – 2019
Ngô Anh Vinh, Phạm Ngọc Toàn, Lại Thùy Thanh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 trẻ ngừng tuần hoàn. Kết quả cấp cứu ban đầu thành công chiếm 64,3%, thất bại chiếm 35,7%. Tỉ lệ cấp cứu ban đầu thành công cao nhất ở khoa hồi sức cấp cứu (84,1%), tiếp theo là các khoa lâm sàng khác (75%) và khoa cấp cứu (66,7%) với p < 0,05. Tỉ lệ cấp cứu ban đầu thành công ở nhóm sau 24 giờ nhập viện cao hơn nhóm nhập viện trong 24 giờ (83,7% với 59,3%) với p < 0,05. Kết quả cấp cứu cuối cùng: có 44,3% trường hợp tử vong và 30% nặng – xin về và 25,7% các trường hợp ổn định ra viện. Chương trình cấp cứu nhi khoa (Pediatric Basic Life Support) cần được cập nhật thường xuyên cho các bác sĩ nhằm phát hiện sớm và xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn hiệu quả ở trẻ em.

Ngừng  tuần  hoàn  còn  gọi  là  ngừng  tim được định nghĩa là “sự đình chỉ hoạt động cơ học của tim, xác định bằng cách không bắt được mạch trung tâm, không có phản ứng và ngừng thở”. Ngừng tuần hoàn ở trẻ em thường là hậu quả cuối cùng của suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn. Ở trẻ em, ngừng tuần hoàn xảy ra khoảng 2-6% số trẻ nhập khoa hồi sức cấp cứu trong đó tỉ lệ ngừng tuần hoàn ngoại viện xảy khoảng 8 – 9 trên 100,000 trẻ.1,2Ngừng tuần hoàn ở trẻ em thường có tỉ lệ tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề. Có khoảng 60% trường hợp ngừng tuần hoàn nội viện được cấp cứu thành công tuy nhiên chỉ có 22,6% trường hợp sống sót khi ra viện. Trong khi đó đối với ngừng tuần hoàn ngoại viện, tỉ lệ cấp cứu thành công là 34,9%và sống sót khi ra viện là 13,8%.3,4 Vì thế, ngừng tuần hoàn đòi hỏi phải tiến hành xử trí khẩn cấp, nếu chậm trễ bệnh nhân sẽ tử vong  hoặc  để  lại  các  di  chứng  tổn  thương thần kinh nặng nề. Trong đó, hồi sức tim phổi (CPR) là phương pháp xử trí quan trọng hàng đầu trong cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em. Bởi vậy, việc đánh giá kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn là rất quan trọng nhằm cũng cấp thông tin về các yếu tố tiên lượng cũng như giúp cải thiện hiệu quả cấp cứu ngừng tuần hoàn. Từ mục đích đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Nhận xét kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018 – 2019”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment