Kết quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019

Kết quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Kết quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019.Máy thở và các phương pháp thông khí nhân tạo là một trong những biện pháp điều trị giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hồi sức hô hấp. Rất quan trọng đối với các bệnh nhân không thể tự thở được, cần phải có máy thở để sống và tồn tại, BN thường nằm tại Khoa Cấp cứu hoặc Khoa Hồi sức tích cực. Các hiểu biết về thở máy cùng với việc ra đời các thế hệ máy thở thông minh giúp ích cho việc thực hành thở máy dễ dàng hơn [25].
Việc chăm sóc đường thở cho BN thở máy là một việc vô cùng quan trọng trong chăm sóc BN thở máy nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị hô hấp của thở máy, đồng thời phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời các biến chứng do thở máy hoặc liên quan đến thở máy gây ra [31].


Trong đó điển hình là tình trạng viêm phổi bệnh viện hiện đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm vì nó làm tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong. Ở Châu Âu, VPBV chiếm khoảng 46.9% trong nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các khoa hồi sức. Theo hệ thống giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện Hoa Kỳ, VPBV chiếm khoảng 31% trong các NKBV. Tỷ lệ tử vong VPBV chiếm từ 54% đến 71 %, làm tăng thời gian nằm viện từ 5 – 7 ngày, tăng chi phí điều trị lên từ 5800 – 40000 USD [47].
Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho thấy VPBV chiếm tỷ lệ cao nhất trong các NKBV : 55.4% trong tổng số các NKBV [27]. Theo 24 nghiên cứu ở các bệnh viện trên toàn quốc, tỉ lệ từ 21 – 75% trong tổng số các NKBV. Tỷ lệ VP đặc biệt cao trong nhóm BN nằm tại khoa hồi sức cấp cứu (HSCC). Theo nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai cho thấy VPBV là nguyên nhân tử vong hàng đầu 30 – 70%, thời gian nằm viện tăng them 6 – 13 ngày và viện phí tăng 15 – 23 triệu đồng cho một trường hợp [23].
Ngoài ra còn một số những biến chứng hay gặp trong thở máy như là tràn dịch, tràn khí màng phổi, tổn thương họng miệng do đặt NKQ. Chính vì vậy mà việc chăm sóc đường thở cho BN thở máy lại càng được chú trọng. Việc đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật trong chăm sóc BN thở máy góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn, viêm phổi. Giảm thời gian thở máy, thời gian điều trị cũng như việc phải thay đổi kháng sinh, tiết kiệm chi phí [35].
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, là bệnh viện đầu ngành trong chăm sóc và điều trị các bệnh lý tim mạch. Nhằm giúp các bác sỹ và điều dưỡng có một bức tranh tổng quát về chăm sóc đường thở cho bệnh nhân thở máy đặc biệt lại là trên các bệnh nhi phẫu thuật tim, từ đó nâng cao công tác chăm sóc và điều trị tốt cho người bệnh. Vì vậy mà chúng tôi làm nghiên cứu: “Kết quả chăm sóc đường thở ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019” nhằm các mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm của bệnh nhân nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim hà nội năm 2019
2.    Đánh giá kết quả chăm sóc đường thở và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi dưới 6 tuổi thở máy sau phẫu thuật tim tại khoa Hồi sức nhi bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Tổng quan về thở máy    3
1.1.1.    Khái niệm thở máy    3
1.1.2.    Phương thức thông khí nhân tạo:    3
1.1.3.    Mục đích của thở máy:    3
1.1.4.    Chỉ định thở máy    4
1.1.5.    Các ảnh hưởng, biến chứng khi dùng máy thở    4
1.2.    Tổng quan về đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp trẻ em    5
1.2.1.    Mũi    5
1.2.2.    Họng – hầu    6
1.2.3.    Thanh, khí, phế    quản    7
1.2.4.    Phổi    7
1.2.5.    Màng phổi    8
1.2.6.    Lồng ngực    8
1.2.7.    Đặc điểm sinh lý    9
1.3.    Tổng quan về tim bẩm sinh    12
1.3.1.    Định nghĩa và thuật ngữ    12
1.3.2.    Một vài đặc điểm về sự hình thành tim và dị tật tim bẩm sinh    12
1.3.3.    Một số bệnh tim bẩm sinh hay gặp    13
1.3.4.    Các loại phẫu thuật tim    18
1.4.    Tổng quan về SpO2    19
1.4.1.    Khái niệm SpO2:    19
1.4.2.    Lịch sử và nguyên lý đo SpO2:    19
1.4.3.    Theo dõi SpO2 ở bệnh nhân thở máy    20
1.5.    Hút đờm ở bệnh nhân thở máy    20
1.5.1.    Các vấn đề khi hút đờm trên bệnh nhân thở máy    20
1.5.2.    Tổng quan về các loại sonde hút đờm    21
1.6.    Quy trình hút đờm ở bệnh nhân thở máy    22
1.6.1.    Quy trình hút đờm kín bệnh viện bạch mai năm 2015    22
1.6.2.    Quy trình hút đờm hiện đang được áp dụng tại khoa hồi sức nhi
bệnh viện tim Hà Nội    24
1.7.    Chăm sóc người bệnh thở máy    25
1.7.1.    Mục đích    25
1.7.2.    Chăm sóc và theo dõi    25
1.7.3.    Kiểm tra hoạt động của máy thở    27
1.7.4.    Chăm sóc và theo dõi khác    28
1.7.5.    Quy trình chăm sóc ống nội khí quản    28
1.7.6.    Chăm sóc răng miệng với người bệnh thở máy    29
1.7.7.    Chuẩn bị bệnh nhân    29
1.7.8.    Chuẩn bị dụng cụ    30
1.7.9.    Tiến hành    30
1.7.10.    Dọn dẹp,bảo quản dụng cụ và ghi hồ sơ    31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    32
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    32
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    32
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    32
2.2.2.    Mẫu và chọn mẫu    32
2.2.3.    Các nhóm biến số và chỉ số thu thập trong nghiên cứu    33
2.2.4.    Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá    33
2.2.5.    Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:    38
2.2.6.    Các kỹ thuật và thiết bị dùng trong nghiên cứu    38
2.3.    Sai số và khắc phục sai số    39
2.4.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    39
2.5.    Phân tích và xử lý số liệu    39
2.6.    Đạo đức của nghiên cứu:    39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    41
3.1.    Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu    41
3.2.    Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của bệnh    nhân    thở máy    42
3.3.    Kết quả chăm sóc bệnh nhân thở máy    45
3.4.    Một số yếu tố liên quan đến NKHH    49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    53
4.1.    Đặc chung của đối tượng nghiên    cứu    53
4.2.    Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của bệnh    nhân    thở máy    54
4.3.    Kết quả chăm sóc bệnh nhân thở máy    57
KẾT LUẬN    66
KHUYẾN NGHỊ    68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment