KẾT QUẢ ĐÁP ỨNG VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ VẢY GIAI ĐOẠN MUỘN ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT PHÁC ĐỒ PACLITAXEL/CARBOPLATIN TẠI BỆNH VIỆN K
KẾT QUẢ ĐÁP ỨNG VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ VẢY GIAI ĐOẠN MUỘN ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT PHÁC ĐỒ PACLITAXEL/CARBOPLATIN TẠI BỆNH VIỆN K
Đỗ Hùng Kiên1, Nguyễn Văn Tài1
1 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng điều trị và phân tích một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn điều trị hoá chất phác đồ paclitaxel carboplatin tại bệnh viện K từ 01/2017 đến 05/2022. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 65 bệnh nhân ung thư ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị phác đồ paclitaxel/carboplatin tại Bệnh viện K từ 01/2017 đến 05/2022. Kết quả: Nghiên cứu 65 bệnh nhân ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn được điều trị hoá chất bước một phác đồ paclitaxel/ carboplatin cho thấy tỷ lệ đáp ứng đạt 38,5%; tỷ lệ kiểm soát bệnh 66,2%; tỷ lệ bệnh tiến triển 33,8%. Đa phần các bệnh nhân cải thiện triệu chứng cơ năng trong quá trình điều trị (chiếm 47,7%). Bệnh nhân toàn trạng ECOG 0 điểm có tỷ lệ đáp ứng cao hơn so với nhóm ECOG 1 điểm, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002. Kết luận: Bệnh nhân ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn điều trị phác đồ paclitaxel/carboplatin bước một có tỷ lệ đáp ứng 38,5%, tỷ lệ kiểm soát bệnh 66,2%. Bệnh nhân có thể trạng tốt có tỷ lệ đáp ứng cao hơn.
Ung thư phổi (UTP) là một loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Theo GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 chỉ sau ung thư gan với tỷ lệ mắc mới chiếm 15,4% tổng sốung thư nhưng tỉ ệ tử vong lên đến 19,4% [1]. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, mô bệnh học của UTP được chia làm hai nhóm chính là UTP tế bào nhỏ (TBN) và UTP không tế bào nhỏ (KTBN), trong đó UTPKTBN chiếm khoảng 80%. Trong bệnh lý UTP hai loại này có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau. Trong UTPKTBN, ung thư biểu mô vảy chiếm tỷ lệ khoảng 30% các trường hợp, tiên lượng bệnh xấu hơn so với ung thư phổi biểu mô tuyến, thường không áp dụng các biện pháp điều trị đích bằng thuốc trọng lượng phân tử nhỏ [2–5].Các nghiên cứu trên thế giới về ung thư phổi không tế bào nhỏ trong đó có nhóm tế bào vảy giai đoạn muộn cho thấy vai trò của hoá chất bước 1 bộ đôi platinum. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung vị khoảng 4-5 tháng với tỷ lệ đáp ứng 30-40% [6,7].Một số phác đồ thường áp dụng giữa carboplatin với các hoá chất paclitaxel, gemcitabine, docetaxel,…Hầu hết các nghiên cứu bao gồm ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó dưới nhóm ung thư biểu mô tế bào vảy gần như ít đánh giá và phân tích chi tiết về đáp ứng cũng như thời gian sống thêm.Các nghiên cứu gần đây phân tích vai trò của điều trị miễn dịch trên bệnh nhân ung thư phổi tế bào vảy giai đoạn muộn. Theo nghiên cứu Keynote-024 với nhóm bệnh nhân có bộc lộ miễn dịch PDL1 cao >50%, điều trị bước 1 bằng pembrolizumab đơn trị hoặc phối hợp với hoá chất bộ đôi platinum cải thiện sống thêm toàn bộ so với nhóm điều trị hoá chất.[8]Ngoài ra theo nghiên cứu Impower 110 cũng cho thấy vai trò Atezolizumab so với hoá trị trong ung thư phổi tế bào vảy có bộc lộ miễn dịch cao [7].Theo nghiên cứu Keynote-407 đối với bệnh nhân có bộc lộ PDL1 dưới 50% hoặc không bộc lộ PDL1, điều trị pembrolizumab kết hợp hoá trị bộ đôi platinum có thời gian sống thêm trung vị 15,9 tháng cao hơn so với nhóm điều trị hoá chất là 11,3 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đáp ứng ở bệnh nhân phối hợp pembrolizumab với hoá trị đạt 57,9% cao hơn so với hoá trị là 38,4% [6].
Nguồn: https://luanvanyhoc.com