KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM CHUYỂN GỐC-VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN BẰNG PHẪU THUẬT CHUYỂN VỊ ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG GIAIĐOẠN 2010-2016

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM CHUYỂN GỐC-VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN BẰNG PHẪU THUẬT CHUYỂN VỊ ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG GIAIĐOẠN 2010-2016

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM CHUYỂN GỐC-VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN BẰNG PHẪU THUẬT CHUYỂN VỊ ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2016
Nguyễn Lý Thịnh Trường1, Nguyễn Tuấn Mai1
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch đối với các bệnh nhân mắc bệnh chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn và các yếu tố nguy cơ có liên quan tới tử vong sau phẫu thuật được đánh giá bởi nghiên cứu này.Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016, tất cả các bệnh nhân chẩn đoán chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn được phẫu thuật chuyển vị động mạchtại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương được hồi cứu. Phân tích hồi quy đa biến tuyến tính được sử dụng nhằm đánh giá yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong sau phẫu thuật. Kết quả:Có tổng số 149 bệnh nhân liên tiếp phù hợp tiêu chuẩn được thu thập vào nghiên cứu. Tuổi phẫu thuật trung bình là 30,32±23,04ngày tuổi (3-163), cân nặng trung bình là 3,46 ±0,6 kg (2.1-6.0). 2 bệnh nhân được huấn luyện thất trái trước phẫu thuật do tình trạng tâm thất trái bé và mỏng.Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 113,47±28,61 phút, thời gian chạy máy 172,52±52,74phút. Có 3 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật chuyển vị động mạch. Tử vong sớm sau phẫu thuật có 8 bệnh nhân (5.4%) và 3 bệnh nhân tử vong muộn (2%). Không cóbệnh nhân  nào cần phải mổ lại do nguyên nhân tim mạch trong thời gian theo dõi trung bình là 22.88 ±17.48 tháng (0.5-84). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp sau phẫu thuật (OR=22.1) và các bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết sau phẫu thuật (OR=51.9) là các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong đối với nhóm bệnh nhân chuyển gốc động mạch-lành vách liên thất. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm bệnh nhân sơ sinh và các bệnh nhân được phẫu thuật sau 1 tháng tuổi (p=0.484). Kết luận: Phẫu thuật chuyển vị động mạch điều trị cho các bệnh nhân chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương có kết quả rất tốt. Giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện có thể giúp cải thiện hơn nữa tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Phẫu thuật chuyển vị động mạch thì đầu nên được cân nhắc và có thể thực hiện an toàn đối với từng trường hợp cụ thể, mặc dùphát hiện bệnh muộn.

Phẫu  thuật  chuyển  vị  động  mạch  (CVĐM) được bác sĩ Jatene tiến hành thành công lần đầu tiên vào năm 1976 (1). Kể từ thời gian đó cho đến ngày nay, phẫu thuật CVĐM đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và thay thế gần như hoàn toàn cho các phẫu thuật chuyển vị tầng nhĩ đối với các bệnh nhân mắc bệnh chuyển gốc động mạch (CGĐM). Kết quả phẫu thuật CVĐM ngày càng được cải thiện và đạt được chuẩn mực cao trong các phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh, với tỷ lệ sống sót sớm cũng như lâu dài sau phẫu thuật đạt được trên 90% ở hầu hết các trung tâm trên thế giới (2)(3)(4). Phẫu  thuật  CVĐM  đối  với  các  bệnh  nhân CGĐM  có  vách  liên  thất  nguyên  vẹn  (VLTNV) thường được khuyến cáo nên tiến hành khi trẻ ở lứa tuổi sơ sinh và tốt nhất là trước 2 tuần tuổi, với lo lắng về tình trạng tâm thất trái không được chuẩn bị nhằm hoạt động nhưtâm thất hệ thống khi áp lực động mạch phổi giảm dần sau khi trẻ ra đời(3). Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra  rằng,  phẫu  thuật  CVĐM  có  thể  tiến  hành thường quy và an toàn đối với những trẻ được chẩn đoán TGA-IVS sau 1 tháng tuổi (5). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị phẫuthuật CVĐM tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương đối với những trẻ mắc bệnh CGĐM-VLTNV và tìm hiểu các yếu tố liên quan có ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật đối với bệnh lý này trong điều kiện của Việt Nam.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTừ tháng 4 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016, toàn bộ các bệnh nhân được chẩn đoán là CGĐM-VLTNV và được tiến hành phẫu thuật CVĐM tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương được thu thập hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án và được đưa vào nghiên cứu này. Các bệnh nhân có chẩn đoán CGĐM nhưng có lỗ thông liên thất kèm theo  hoặc  bất  thường  Taussig-Bing  được  phẫu thuật CVĐM và vá lỗ thông liên thất không thuộc nhóm nghiên cứu này. Tất cả các bệnh nhân đều được siêu âm trước phẫu thuật ít nhất 2 lần bởi 2 bác sĩ độc lập và được hội chẩn trước phẫu thuật. Đối với những trường hợp bệnh nhân có thất trái hình chuối, chỉ số khối cơ thất trái và kích thước thành sau thất trái là những chỉ số quan trọng cần đánh giá. Khi chỉ số khối cơ thất trái dưới 35g/m2và kích thước thành  sau  thất  trái  <3.5mm  thì  chỉ  định  huấn luyện thất trái sẽ được đặt ra (6). Trong trường hợp tâm thất trái hình tròn hoặc hình chữ D, chỉ định phẫu thuật CVĐM thì đầu gần như được đặt ra tuyệt đối trừ những điều kiện đặc biệt có ảnh hưởng tới toàn trạng của bệnh nhân

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment