Kết quả điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR nhạy cảm TKIs bằng thuốc Afatinib. [Luận văn chuyên khoa 2]
Title: | Kết quả điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR nhạy cảm TKIs bằng thuốc Afatinib. |
Authors: | Nguyễn Văn, Sơn |
Advisor: | Phan Thu, Phương Nguyễn Minh, Hải |
Keywords: | Chuyên nghành Nội Hô hấp;62722005 |
Issue Date: | 2024 |
Abstract: | Đặt vấn đề: Afatinib hiện nay được chỉ định điều trị bước 1 cho bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR bào gồm đột biến nhạy thuốc và đột biến không thường gặp. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị bước 1 ở BN UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR nhạy thuốc bằng Afatinib. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, theo dõi dọc ở 55 BN UTPKTBN giai đoạn tiến xa mang đột biến gen EGFR loại xóa đoạn exon 19 và đột biến điểm L858R, được điều trị bước 1 bằng thuốc Afatinib, theo dõi và đánh giá đáp ứng mỗi 3 tháng hoặc khi có triệu chứng của bệnh tiến triển. Tiêu chuẩn chính là thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (Progression-Free Survival – PFS), tỉ lệ đáp ứng khách quan (Objective Response Rate – ORR), tiêu chuẩn phụ là tỉ lệ kiểm soát bệnh (Disease Control Rate – DCR) và tác dụng không mong muốn. Kết quả: độ tuổi trung bình của BN là 61,53 tuổi, đa số BN là nam giới, không có tiền sử hút thuốc và mang đột biến EGFR loại xóa đoạn exon 19. ORR là 74,5%, DCR là 98,1%. Trung vị PFS chung là 15 tháng. Trung vị PFS của BN mang đột biến xóa đoạn exon 19 là 16 tháng xu hướng dài hơn so với trung vị PFS của BN mang đột biến điểm L858R với 12 tháng, p = 0,26. Trung vị PFS ở BN di căn não là 11 tháng. BN có thang điểm toàn trạng tốt đạt được PFS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có điểm toàn trạng kém hơn trên phân tích đa biến với HR 17,05, p = 0,001. Tác dụng không mong muốn gặp ở 70,9% BN, trong đó, nổi ban chiếm tỉ lệ cao nhất với 63,6%, có 30,9% BN bị tiêu chảy, 21,8% BN bị viêm kẽ móng và chỉ có 1 BN bị viêm miệng. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng không mong muốn này đều độ 1,2, chỉ có 1 BN bị tiêu chảy độ 3. Kết luận: Afatinib là một EGFR-TKIs có hiệu quả tốt và an toàn trong điều trị bước 1 ở BN UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR nhạy cảm thuốc |
URI: | |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Chuyên mục: Luận văn chuyên khoa 2
Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn