KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG KÍCH THÍCH THẦN KINH THỰC VẬT Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TOẢ BẰNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN – LUYỆN TẬ

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG KÍCH THÍCH THẦN KINH THỰC VẬT Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TOẢ BẰNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN – LUYỆN TẬ

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG KÍCH THÍCH THẦN KINH THỰC VẬT Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TOẢ BẰNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN – LUYỆN TẬP

Trần Nguyễn Ngọc1,2 và Dương Minh Tâm1,2,1Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên nhằm mục đích phân tích kết quả điều trị các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật ở người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập. Đây là một phương pháp nghiên cứu can thiệp, theo dõi dọc quá trình điều trị bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập trong thời gian một tháng, so sánh trước và sau điều trị, không nhóm chứng, thực hiên với 99 người bệnh RLLALT. Kết quả nghiên cứu cho thấy RLLALT thường gặp ở nữ giới (62,6%), độ tuổi trung bình khoảng 44,3 ± 12,5. Triệu chứng hồi hộp, tim đập mạnh thường gặp nhất (88,3%), tiếp theo là triệu chứng vã mồ hôi và triệu chứng run có cùng tỷ lệ là 58,6%. Kết thúc tuần điều trị thứ 2, triệu chứng hồi hộp, tim đập mạnh giảm không nhiều. Nhưng đến khi kết thúc tuần thứ 4, triệu chứng này giảm hơn nửa, từ 89% xuống 43% (p < 0,001). Các triệu chứng vã mồ hôi, run và khô miệng cũng giảm hơn một nửa tại thời điểm kết thúc tuần thứ 4 (p < 0,001). Ở người bệnh nam giới, các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật giảm hơn một nửa tại thời điểm kết thúc tuần thứ 4 (p < 0,05). Ở người bệnh nữ giới cũng vậy, các triệu chứng kich thích thần kinh thực vật giảm hơn một nửa tại thời điểm kết thúc tuần thứ 4 (p < 0,05).Từ khoá: rối loạn lo âu lan toả, triệu chứng thần kinh thực vật, điều trị.Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không khu trú bất cứ tình huống đặc biệt nào, thường kéo dài nhiều tháng. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán trong phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi lần thứ 10 (ICD – 10), ít nhất có 4 trong số 22 triệu chứng phải có mặt và ít nhất 1 trong số 4 triệu chứng đó phải nằm trong nhóm các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật. Các triệu chứng bao gồm triệu chứng hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh; triệu chứng vã mồ hôi; triệu  chứng  run  và  triệu  chứng  khô  miệng.1Ở Việt Nam, 1976 – 1977, tại Khoa Tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai nay là Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, các tác giả Trịnh Bình Di, Trần Viết Nghị, Võ Văn Bản sử dụng liệu pháp thư giãn – luyện tập trên nhóm sinh viên khỏe mạnh cho biết thư giãn làm giảm chuyển hóa cơ bản rõ rệt, làm giảm nhịp tim so với trước tập  luyện  có  ý  nghĩa  thống  kê;  thở  khí  công làm tăng dung tích sống đáng kể; tự ám thị làm thay đổi lường đường huyết, thay đổi sóng cơ bản của điện não, làm mất cảm giác đau.2 Thư giãn – luyện tập là liệu pháp tâm lý nhằm tạo sự cân bằng giữa trương lực cơ và trương lực cảm xúc. Thư được hiểu là thư thái về tâm thần và giãn là giãn mềm cơ bắp. Thư giãn phối hợp với luyện tập các tư thế khí công và Yoga nhằm tăng cường tác dụng của thư giãn, đưa cơ thể vào trạng thái giãn cơ tối đa. Cơ bắp giãn mềm tác động lên làm tâm thần thư thái. Trạng thái tâm thần thư thái lại tác động xuống cơ bắp làm cơ bắp giãn mềm.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment