Kết quả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại Bệnh viên Nhi Trung ương giai đoạn 2010 – 2020

Kết quả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại Bệnh viên Nhi Trung ương giai đoạn 2010 – 2020

Kết quả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại Bệnh viên Nhi Trung ương giai đoạn 2010 – 2020
Đinh Anh Đức, Phạm Duy Hiền
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu với mục tiêu mô tả điều trị phẫu thuật nang ruột đôi ở trẻ tại khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010 – 2020. 125 hồ sơ bệnh án đạt tiêu chuẩn lựa chọn: (i) Người bệnh có chẩn đoán cuối cùng là nang ruột đôi và điều trị bằng phẫu thuật; (ii) Thời gian điều trị từ 2010 – 2020. Loại ra khỏi nghiên cứu những bệnh án: (i) Không có thông tin đầy đủ về hành chính, tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, các thông số cận lâm sàng, điều trị từ lúc vào viện cho đến lúc ra viện. Kết quả: Phẫu thuật nội soi (PTNS) 1 trocar hỗ trợ được sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 62,4%. 4 trường hợp phải chuyển mổ mở do không quan sát được và PTNS khó khăn. Mở chỏm, đốt lòng nang là phương pháp xử trí nhiều nhất (45,5%). Trung bình thời gian thời gian PTNS là 60,54 ± 19,68 phút. PTNS 1 trocar hỗ trợ mất ít thời gian nhất, trung bình khoảng 58,78 ± 18,71 (p = 0,17). Trung bình thời gian hậu phẫu là 4,02 ± 1,23 ngày, thời gian có lưu thông ruột là 1,55 ± 0,78 (ngày), thời gian bắt đầu cho ăn là 1,79 ± 0,85 (ngày), thời gian nằm viện sau mổ là 3,99 ± 1,32 (ngày). Biến chứng sau phẫu thuật: nôn (8,3%), sốt (6,6%), nhiễm trùng vết mổ (1,7%), tắc ruột sớm sau phẫu thuật (0,8%) và mổ lại (0,8%). Không có trường hợp chảy máu tại miệng nối hoặc rò miệng nối.

Nang  ruột  đôi  là  những  bất  thường  bẩm sinh hiếm gặp và xuất hiện mọi vị trí trên đường tiêu hóa, từ thực quản tới trực tràng.1 Ước tính khoảng 4500 trẻ mới sinh thì có một trẻ mắc. Phần lớn gặp ở trẻ nam hơn ở trẻ nữ.2 Chẩn đoán  nang  ruột  đôi  trước  phẫu  thuật  rất  khó khăn bởi nang ruột đôi có thể có biểu hiện lâm sàng phức tạp không đặc hiệu hoặc không có biểu hiện. Tuỳ thuộc vào hình thái (dạng nang hoặc dạng ống), ví trí của nang ruột đôi và độ tuổi của trẻ (sơ sinh, mầm non, trưởng thành) mà  bệnh  nhân  sẽ  các  biểu  hiện  khác  nhau.1Cho đến nay, có 2 kỹ thuật được áp dụng để điều trị nang ruột đôi là mổ mở và mổ nội soi. Với mổ mở, điều trị kinh điển là các phương pháp  cắt  nang  đơn  thuần,  cắt  nang  và  đoạn ruột chứa nang nối ngay, cắt hình chêm, đốt niêm mạc lòng nang, mở chỏm (có thể dẫn lưu nang-  nối  nang  ruột)  và  mở  thông  nang  vàolòng  ruột  chính.3  So  với  mổ  mở,  bệnh  nhân được mổ nội soi thường có thời gian nằm viện hậu phẫu ngắn hơn, khả năng phục hồi nhanh hơn, ít đau hơn và sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ hơn. Những ưu điểm này đã giúp PTNS là phương pháp ưu tiên được chọn lựa để điều trị nang ruột đôi.4 Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy phương pháp PTNS khả thi và tỉ lệ biến chứng thấp.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment