Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Luận văn bác sĩ nội trú Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2018-2019.Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp dao động chiếm 2 – 12% dân số, trong đó sỏi thận chiếm khoảng 40%. Sỏi thận có thể dẫn đến những tổn thương trầm trọng như nhiễm trùng tiết niệu, thận ứ nước, suy thận…Độ tuổi lao động (20–50 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tái phát sỏi có thể lên đến 50 % trong vòng 5 năm nên bệnh sỏi thận là một gánh nặng lớn cho gia đình và toàn xã hội [9], [36].


Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận không giống nhau giữa các vùng trên thế giới, có vùng tỉ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao gọi là vành đai sỏi trong bản đồ của Humberger và Higgins. Tỉ lệ sỏi tiết niệu thấp gặp ở người da đen châu Phi, nhưng lại cao ở các nước châu Á điển hình là Thái Lan, Ấn Độ. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận có xu hướng tăng, thậm trí gia tăng gấp đôi trong gần 15 năm qua, giai đoạn 1988-1994 tỉ lệ sỏi thận trung bình là 6,3%, tới 2007- 2010 là 10,3% và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, theo Wang tỉ lệ sỏi thận ở Trung Quốc tăng trung bình 4% mỗi năm [9], [58]. Tại Mỹ chi phí hàng năm điều trị sỏi thận lên tới 2,1 tỉ USD và tỉ lệ mắc bệnh đã tăng 37% từ giai đoạn 1976- 1980 đến giai đoạn 1988-1994 ở cả hai giới [39].
Trước đây sỏi thận chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật mở nên tỷ lệ biến chứng cao, từ sau năm 1980 các phương pháp điều trị sỏi thận ít sang chấn lần lượt ra đời như: Tán sỏi thận qua da, tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng, phẫu thuật nội soi trong hoặc sau phúc mạc lấy sỏi thận và tán sỏi ngoài cơ thể đã làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân mổ mở chỉ còn khoảng 3% [57].
Hiện nay, theo hướng dẫn điều trị của Hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) năm 2016: phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da là phương pháp hàng đầu cho sỏi thận lớn (>20 mm) [36]. Gần đây, nhờ những tiến bộ kỹ thuật với bộ nong kích thướng

nhỏ (≤18 Fr) và phương tiện tán sỏi hiệu quả nhưng ít gây tổn thương thành niệu quản như laser holmium. Tại Việt Nam, phẫu thuật nọi soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ đã được thực hiện tại nhiều Trung tâm tiết niệu cho kết quả sạch sỏi cao, thay đổi từ 80% – 94% [20], [25], [29] và tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp thay đổi từ 4% – 10% [20], [25], [27], [31].
Điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ đã được triển khai tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 3/2018 và dần trở thành phẫu thuật thường quy. Tỉ lệ bệnh nhân phải mổ mở ngày càng thấp. Tuy nhiên, tai biến trong mổ là gì ? Phẫu thuật khó khăn trong những trường hợp nào ? Lý do phải chuyển phẫu thuật mở? Tỷ lệ bệnh nhân sót sỏi là bao nhiêu? đây là vấn đề cần được nghiên cứu. Để trả lời cho các câu hỏi này giúp nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2018-2019” với 2 mục tiêu sau:
1.Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 3/2018 đến tháng 4/2019.
2.Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 03/2018 đến tháng 04/2019.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN    3
1.1.Giải phẫu thận    3
1.2.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý sỏi thận    8
1.3.Điều trị sỏi thận bằng phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da    12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1.Đối tượng nghiên cứu    25
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu    25
2.3.Phương pháp nghiên cứu    26
2.4.Chỉ tiêu nghiên cứu    26
2.5.Quy trình kỹ thuật    35
2.6.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu    40
2.7.Đạo đức nghiên cứu    41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    42
3.1.Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    42
3.2.Kết quả điều trị    50
Chương 4. BÀN LUẬN    59
4.1.Bàn luận về một sốt đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    59
4.2.Đánh giá kết quả phẫu thuật    64
KẾT LUẬN    74
KHUYẾN NGHỊ    76
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC HÌNH


Hình    Nội dung hình    Trang

Hình 1.1: Giải phẫu đài bể thận    3
Hình 1.2: Thiết đồ đứng ngang của thận trái    5
Hình 1.3: Sự phân chia hệ thống đài bể thận    6
Hình 1.4: Các phân thùy thận theo mạch máu    7
Hình 1.5: Kỹ thuật chọc dò thận và tạo đường hầm biến đổi    15
Hình 1.6: Bộ nong Alken    16
Hình 1.7: Bộ nong Amplatz    17
Hình 1.8: Bộ nong bằng bóng    17
Hình 1.9: Bộ nong Webb    18

DANH MỤC BẢNG


Bảng    Nội dung bảng    Trang

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    42
Bảng 3.2. Phân loại BMI trước phẫu thuật    43
Bảng 3.3. Tiền sử điều trị ngoại khoa sỏi thận    44
Bảng 3.4. Phân bố vị trí sỏi thận trên phim CT Scanner theo giới tính    45
Bảng 3.5. Phân bố vị trí sỏi thận trên phim CT Scanner theo chỉ số BMI trước phẫu thuật    45
Bảng 3.6. Phân bố số lượng sỏi thận trên phim CT Scanner theo giới tính    46
Bảng 3.7. Phân bố số lượng sỏi thận trên phim CT Scanner theo chỉ số BMI trước phẫu thuật    46
Bảng 3.8. Kích thước sỏi thận trên phim CT Scanner    47
Bảng 3.9. Mức độ ứ nước thận có sỏi trên siêu âm và vị trí sỏi thận trên phim CT Scanner    47
Bảng 3.10. Mức độ ứ nước thận có sỏi trên siêu âm và số lượng sỏi thận trên phim CT Scanner    48
Bảng 3.11. Thời gian chọc dò thận và nong đường hầm    50
Bảng 3.12. Phân nhóm thời gian chọc dò thận theo mức độ ứ nước thận có sỏi trên siêu âm    50
Bảng 3.13. Tạo đường hầm vào thận và chỉ số BMI trước phẫu thuật    51
Bảng 3.14. Tạo đường hầm vào thận và mức độ ứ nước thận trên siêu âm    52
Bảng 3.15. Thời gian phẫu thuật và chỉ số BMI trước phẫu thuật    53
Bảng 3.16. Phân nhóm thời gian phẫu thuật theo vị trí sỏi thận trên phim CT Scanner    53
Bảng 3.17. Phân nhóm thời gian phẫu thuật theo số lượng sỏi thận trên phim CT Scanner    53
Bảng 3.18. Phân nhóm thời gian phẫu thuật theo kích thước sỏi thận trên phim CT Scanner    54
Bảng 3.19. Biến chứng sau phẫu thuật phân loại theo Clavien    54
Bảng 3.20. Điều trị bổ sung sau phẫu thuật    55
Bảng 3.21. Sạch sỏi khi ra viện theo chỉ số BMI trước phẫu thuật    56
Bảng 3.22. Sạch sỏi khi ra viện theo phân độ sỏi thận của Guy    56
Bảng 3.23. Phân loại sạch sỏi khi ra viện và sau 1 tháng    58
Bảng 4.1. Tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ theo phân loại của Clavien của một số nghiên cứu    67
Bảng 4.2. Tỉ lệ sạch sỏi trong các báo cáo phẫu thuật nội soi qua da đường hầm nhỏ tán sỏi thận của một số tác giả nước ngoài    70
Bảng 4.3. Kết quả phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ của một số tác giả trong nước    71

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ    Nội dung biểu đồ    Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính    42
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    43
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm    44
Biểu đồ 3.4. Độ dày nhu mô thận có sỏi trên siêu âm    49
Biểu đồ 3.5. Phân độ sỏi thận theo Guy    49
Biểu đồ 3.6. Tai biến trong phẫu thuật    51
Biểu đồ 3.7. Tạo đường hầm vào thận    51
Biểu đồ 3.8. Sạch sỏi khi ra viện    56
Biểu đồ 3.9. Kết quả khi ra viện    57
Biểu đồ 3.10. Kết quả chung    58

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment