KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH VÀ BIẾN CHỨNG CHẢY MÁU Ở BỆNH NHÂN COVID 19 MỨC ĐỘ NGUY KỊCH TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN 5G
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH VÀ BIẾN CHỨNG CHẢY MÁU Ở BỆNH NHÂN COVID 19 MỨC ĐỘ NGUY KỊCH TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN 5G
Đặng Văn Ba1, Lê Tấn Sang2, Nguyễn Thị Trang2, Nguyễn Thị Hải2, Nguyễn Ngọc Quỳnh2, Nguyễn Ngọc Tuấn2, Phùng Việt Chiến1, Nguyễn Duy Biên1
1 Bệnh viện quân y 103, Học viện quân y
2 Hệ đại học, Học viện quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch (HKTM) và biến chứng chảy máu ở bệnh nhân COVID 19 nguy kịch. Đối tượng và phương pháp: 98 bệnh nhân COVID 19 nguy kịch, được chẩn đoán và phân độ chảy máu theo WHO, trong số đó có 43 bệnh nhân được siêu âm Doppler đánh giá HKTM, tắc động mạch phổi cấp được chẩn đoán theo hội tim mạch châu âu năm 2014. Kết quả: chảy máu gặp ở 21,4% bệnh nhân COVID 19 nguy kịch, chảy máu độ 1, độ 2 là chủ yếu chiếm 11,3% và 7,1%, độ 3 là 2,0% và độ 4 là 1,0. Sử dụng thuốc chống đông liều trung bình và liều điều trị làm tăng nguy cơ chảy máu. Tỷ lệ tắc động mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu tương ứng là 11,63% và 37,21%. Mức độ tăng cao của D-dimer và CRP lúc nhập viện là yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Diện tích dưới đường cong của D-dimer và CRP với huyết khối tĩnh mạch tương ứng là 0,84 (p < 0,05) và 0,74 (p < 0,05). Kết luận: biến chứng chảy máu hay gặp ở bệnh nhân COVID 19 nguy kịch, chủ yếu là chảy máu nhẹ. Tỷ lệ tắc động mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu tương ứng là 11,63% và 37,21%. Xét nghiệm D-dimer và CRP lúc nhập viện có giá trị tiên lượng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch.
Bệnh do coronavirus 2019 (COVID 19) có cơ chế bệnh sinh phức tạp và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có liên quan đến tình trạng huyết khối do rối loạn chức năng nội mô, chức năng đông máu [5]. Mà đặc biệt là tình trạng vi huyết khối ở mao mạch phổi, và thuyên tắc động mạch phổi cấp.Sử dụng thuốc chống đông nhằm dự phòng huyết khối ở bệnh nhân COVID 19 nguy kịch là thường quy theo hướng dẫn của Bộ y tế và rất nhiều các khuyến cáo khác. Trong thực tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch chúng tôi đã thấy có nhiều bệnh nhânxuất hiện HKTM và không ít bệnh nhân cóbiến chứng chảy máu từ mức độ nhẹ đến nặng.Đã có nhiềubệnh nhân tử vong dotắc động mạch phổi cấp và tử vong do biến chứng chảy máu.Các dữ liệu về tỉ lệ xuất hiện các biến chứng này và các yếu tố tiên lượng xuất hiện các biến chứng còn rất hạn chế. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu sau:-Khảo sát tỉlệhuyết khối tĩnh mạch và biến chứng chảy máu ởbệnh nhân COVID 19 mức độnguy kịch.-Tìm hiểu mối liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch, biến chứng chảy máu với một sốyếu tốlâm sàng và cận lâm sàng.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.Đối tượng nghiên cứu. Gồm 98 bệnh nhân COVID 19 mức độnguy kịch điều trịtại Khoa Hồi sức cấp cứu –Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm 5G, Học viện Quân y, BộQuốc Phòng đóng tại Quận 6 –Thành PhốHồChí Minh, từtháng 9 đến tháng 11 năm 2021
Nguồn: https://luanvanyhoc.com