KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Hoàng Tuấn Phong1, Bùi Thị Hương Giang2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân hồi sức được lọc máu liên tục thông qua các tiêu chí về diễn biến của phân độ tổn thương thận, lượng nước tiểu và điểm SOFA. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân trên 18 tuổi có tổn thương thận cấp được chẩn đoán theo RIFLE và được điều trị lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai. Kết quả: có 81 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, phân bố độ tổn thương thận lần lượt là không AKI 11,1%, AKI-R 19,8%, AKI-I 8,6% và AKI-F là 60,5%, phân bố về nước tiểu: 25,9% vô niệu, 16,1% thiểu niệu và 58% có số lượng nước tiểu bình thường. Điểm SOFA trung vị là 10 ngày đầu và giảm xuống còn 8 ở ngày ra viện. Kết luận: Phân bố về mức độ tổn thương thận tăng dần theo chiều hướng nặng dần trong quá trình điều trị, kể cả có lọc máu liên tục. Theo dõi lượng nước tiểu và SOFA có thể giúp ích trong tiên lượng bệnh nhân.
Tổn thương thận cấp (AKI) là một hội chứng thường gặp trong hồi sức cấp cứu. Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân hồi sức thường do nhiều nguyên nhân phối hợp như thiếu dịch, nhiễm khuẩn, đặc biệt là sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, sốc chấn thương, sử dụng thuốc độc với thận, tụt huyết áp kéo dài, tiêu cơ vân,… [1]Lọc máu liên tục là một trong những phương pháp điều trị được chỉ định trong nhiều trường hợp bao gồm do thận: suy thận cấp, toan chuyển hóa, quá tải thể tích…) hay không do thận như sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển… Phương pháp này có nhiều ưu điểm vì tiến hành liên tục 24 giờ trong ngày, các chất hòa tan cũng như lượng dịch thừa trong cơ thể được đào thải từ từ và liên tục; chính vì vậy, ít ảnh hưởng đến huyếtđộng. Do vậy, lọc máu liên tục rất cần thiết đối với bệnh nhân ở khoa Hồi sức tích cực-nơi điều trị cho những bệnh nhân nặng, huyết động không ổn định, rối loạn chuyển hóa nặng và mất cân bằng nội môi. [2]Các dữ liệu về kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân tổn thương thận cấp được lọc máu liên tục ít được tiếp cận hoặc chưa được công bố, vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân hồi sức được lọc máu liên tục.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com