KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC CÓ BÓNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC CÓ BÓNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN [Luận văn chuyên khoa 2]

Title:  KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC CÓ BÓNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN
Authors:  Trần, Văn Biên
Advisor:  Dương, Đại Hà
Keywords:  bơm xi măng;có bóng;xẹp đốt sống ngực thắt lưng
Issue Date:  2023
Abstract:  Xẹp đốt sống do loãng xương thường gây đau lưng dai dẳng, hạn chế vận động ở các mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các di chứng như gù cột sống, trượt đốt sống, thậm chí liệt hoàn toàn. Khi người cao tuổi bị bất động lâu trên giường bệnh sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như loét tỳ đè, nhiễm trùng phổi, tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch… và cuối cùng là tử vong. Cho đến nay, điều trị nội khoa cho loãng xương và XĐS do loãng xương mới chỉ đạt hiệu quả làm giảm sự mất chất xương, tăng khối xương, chưa phục hồi lại cấu trúc xương. Xuất phát từ thực tiễn số lượng bệnh nhân rất lớn, nhu cầu điều trị cao, hiệu quả của phương pháp, vì vậy tôi nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị xẹp đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương được điều trị bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An.
2. Đánh giá kết quả điều trị xẹp đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu trên 69 bệnh nhân với 76 đốt sống bị xẹp do LX, được điều trị THĐSQD bằng bơm cement có bóng, chúng tôi nhận thấy:
XĐS do LX hay gặp ở nữ hơn nam giới, với tỷ lệ nữ/nam = 9/1. Bệnh gặp chủ yếu ở quần thể người cao tuổi, với tuổi trung bình 70.4±7.7 (57 – 89 tuổi), tỷ lệ bệnh nhân từ 60 – 70 tuổi chiếm 53.6%.
87% bệnh nhân là LX nguyên phát và 13% là LX thứ phát. Thời gian diễn biến bệnh dưới 2 tuần chiếm 71%.
Bệnh nhân XĐS đơn thuần do LX chiếm 42.1%, tất cả các bệnh nhân đều có yếu tố chấn thương kèm theo. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau, VAS trung bình 8.58 ± 1.2. 8.7% bệnh nhân không đi lại được, 24.6% không đứng được và 66.7% không ngồi được
Trong 69 bệnh nhân, có 89.9% trường hợp tổn thương 1 đốt, 10.1% trường hợp tổn thương 2 đốt. Với 76 đốt sống, có 42.1% đốt xẹp hình chêm, 2.6% đốt lõm 2 mặt, 55.3% lùn ép thân đốt sống. Có 56 trường hợp xẹp vùng bản lề ngực – thắt lưng, 13 trường hợp xẹp vùng thắt lưng. MĐX trung bình là -3.11 ± 0.43. Có mối liên quan tuyến tính giữa MĐX với tuổi của bệnh nhân, p = 0.05.
URI: 
Appears in Collections: Luận văn chuyên khoa 2

Chuyên mục: Luận văn chuyên khoa 2

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment