KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ƯỚT BÀN TAY DO MỒ HÔI QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ƯỚT BÀN TAY DO MỒ HÔI QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC

 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ƯỚT BÀN TAY DO MỒ HÔI QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC CẢI TIẾN TRÊN 1089 TH 

Văn Tần*, Hồ Nam* và CS 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề:Cắt bỏ thần kinh giao cảm (TKGC) ngực trong điều trị ướt bàn tay do mồ hôi là cắt lấy đi đoạn TKGC từ sườn 2 đến sườn 4 trong lồng ngực. Đó cũng là cách điều trị các chứng ướt nách do mồ hôi (MH), hội chứng Raynaud và causalgia, bệnh Buerger ở chi trên. Lổ khoan vào ngực để nội soi (NS) thường trên đường nách giữa với thế nằm nghiêng của người bệnh. Với PP phẫu thuật này, 1 hậu quả có thể xẩy ra làđổ mồ hôi bù trừ (MHBT) 1 tỉ lệ khá cao. Nhiều báo cáo cho thấy kết quả khô bàn tay đạt trên 98 % nhưng tỉ lệđổ MHBT có thể lên đến 70%. 
Mụ c tiê u: Cải tiến PP phẫu thuật điều trị chứng ướt bàn tay do MH qua NSLN để có thể mổ cả 2 lồng ngực trong 1 lần mổ và để giảm tiết MHBT. 1- Cắt TKGC ngực qua NS 2 bên với 1 thế nằm của người bệnh. 2- Chỉ cắt đứt TKGC trên các sườn 2 và 3 mà không cắt bỏ cả đoạn. 
Phương pháp: Cải tiến thế nằm, đường mổ : – Thế nằm: người bệnh nằm sấp sau khi gây mê với thông 
khí chọn lọc, kê gối ngang dưới ngực. – Đường vào: soi và mổ qua 2 lỗ vào ngực trên đường nách sau. Cải tiến 
PP phẫu thuật: Cắt đốt làm đứt các đoạn TKGC trên sườn 2 và 3. Dụng cu: Máy nội soi Olympus và Storz với 2 trocar ngắ n, khô ng van 10 ly và 5 ly. BS phẫ u thuậ t: Từ 1 BS phẫ u thuậ t trong 2 nă m 1996-1997 đế n 7 BS đã mổ đượ c 
sau năm 2000 của khoa Ngoại Lồng ngực-Mạch máu BV Bình Dân. 
Bệnh nhân:Tất cả người bị ướt bàn tay do MH, gây trở ngại lao động, học tập, sinh hoạt, giao tiếp xã hội đến yêu cầu điều trị tại BV Bình Dân từ tháng 8 nă m 1996 đến tháng 9 năm 2003. 2 nhóm bệnh nhân chọn ngẫu nhiên được áp dụng 2 PP phẫu thuật khác nhau: 
1- Nhóm 1 mổ với thế nằm nghiêng, lỗ vào qua đường nách giữa, cả 3 đoạn TKGC 2, 3, 4 phải cắt bỏ. 
2- Nhóm 2, nằm sấp, lỗ vào qua đường nách sau, chỉ cắt đứt đoạn TKGC trên các sườn 2 và 3. 
Tỉ lệ nam/nữ là 3/2, tuổi trung bình là 25, hơn ½ đến từ các tỉnh. Hầu hết là học sinh, sinh viên và công nhân. Cả 2 nhóm không có sự khác biệt về tuổi tác, nam nữ, nghề nghiệp và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. 
Kết quả: 1089 người bệnh được mổ: nhóm 1 có 102 và nhóm 2 có 987. Trừ 1 trườ ng hợ p (TH) khô ng thể thực hiện phẫu thuật vì không đặt được ống nội khí quản để gây mê và 9 TH chỉ cắt được TKGC 1 bên vì bên kia phổi dính nhiều vào thành ngực, kết quả phẫu thuật đạt được như sau: 
– Tỉ lệ khô bàn tay sau mổ ở nhóm 1 là 97,3 %, nhóm 2 là 96 %. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
– Tỉ lệ đổ MHBT ở các nơi khác của cơ thể ở nhóm 1: 41 %, ở nhóm 2: 22 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
– Tỉ lệ đổ mồ hôi bù trừ quá nhiều gây khó chịu ở nhóm 1 là 4 %, ở nhóm 2 là 0 %. 
– Thời gian mổ và số lỗ khoan vào ngực giảm ở nhóm 2, 2 lổ so với 3 lổ ở nhóm 1. 
– Ở cả 2 nhóm, mỗi nhóm có 1 TH phải dẫn lưu màng phổi 24 giờ. Tất cả đều không dùng kháng sinh và chưa có TH nào bị nhiễm trùng vết mổ hay trong lồng ngực. Tất cả đều được chụp phổi kiểm tra ngay sau mổ, 
đượ c xuấ t việ n ngà y hô m sau. Ngoà i 2 TH phả i dẫ n lưu màng phổi vì tràn khí lượng trung bình, khô ng có TH nào bị BC khác trong và sau mổ

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment