KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NANG CHÂN RĂNG CÓ GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO KẾT HỢP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NANG CHÂN RĂNG CÓ GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO KẾT HỢP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NANG CHÂN RĂNG CÓ GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO KẾT HỢP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
Lê Đức Thành1, Phạm Hoàng Tuấn1
1 BV Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật cắt nang chân răng và ghép xương nhân tạo  kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán là nang chân răng được điều trị phẫu thuật cắt nang và ghép xương nhân tạo kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung vị của các bệnh nhân là 41 (13-74 tuổi), đa số các bệnh nhân là nữ giới (61,3%), đa số kích thước nang nằm trong khoảng 2-3 cm2 (64,5%), vị trí thường gặp của răng nguyên nhân là răng cửa (67,7%) và hàm trên (64,5%). Đánh giá lâm sàng đạt mức tốt sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 67,7%; 87,1% và 100%. Đánh giá trên Xquang sau 3 tháng có tỷ lệ đạt mức tốt là 93,5%. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật cắt nang chân răng và ghép xương nhân tạo kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu đem lại kết quả bước đầu khả quan với tỷ lệ đánh giá tốt trên lâm sàng và Xquang ở mức cao và tỷ lệ biến chứng thấp.

Nangchân rănglà bệnhlýhay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị phẫu thuật bóc nang  hoàn  toàn  là  phẫu  thuật  hay  được  tiến hành tuy nhiên việc bóc nang hoàn toàn đặc biệt là những nang lớn để lại khuyết hổng và có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề lành thương sau phẫu thuật.Mục  tiêu  của  y  học  hiện  đại  nói  chung cũng nhưchuyên ngành Răng Hàm Mặt nói riêng là hướng tới điều trị bảo tồn,với các tổn khuyết xương  dù  nhỏ  cũng  có  thể  gây  ra  những  ảnh huởng nhất định tới cấu trúc, độ bền vững của xương, ảnh hưởng tới các chức năng liên quan. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải lấp đầy khuyết  xương,  tái  tạo  lại  tổ  chức  xương  đã  bị mất khôi phục sựổn định, bền vững về cả hai phuơng  diện  chức  năng  và  thẩmmĩ.Những khuyết hổngcó thể tái tạo bằng vật liệu ghép sinh  học,  nhân  tạo  khác  nhau….Năm  1994 Tayapongsak và cộng sự lần đầu tiên đã lấy sợi huyết liên kết (AFA) trong máu bằng cách ngưng kết dưới hình thức đông lạnh trong 2-3 tuần để tách hồng cầu và huyết tươngrồi làm tan trong 24 giờ, cuối cùng lấy được 10 –15ml huyết tương có độ tập trung sợi tiểu cầu cao. Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy huyết tương với độ tập trung tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng cao tham gia quá trình lành thương và tái tạo xương. Tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu về hiệu quả củaxương nhân tạo và huyết tương giàu tiểu cầutrong tái tạo khuyết hổng sau cắt nang xương hàmcòn ít. Do đó chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu “Kết  quả  phẫu thuật nang chân răng có ghép xương nhân tạo kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu” với 2mục tiêu:1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang bệnh nhân  nang  chânrăngtại  Bệnh  Viện  răng  Hàm mặt Trung Ương Hà Nội từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022.2. Nhận  xét  kết  quả  liền  thương  sau  phẫu thuật nang chân răng có ghép xương nhân tạo kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NANG CHÂN RĂNG CÓ GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO KẾT HỢP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU

Leave a Comment