KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT VÀ LẤY SỎI ỐNG MẬT CHỦ QUA ỐNG TÚI MẬT HOẶC MỞ ỐNG MẬT CHỦ ĐIỀU TRỊ SỎI TÚI MẬT KÈM SỎI ỐNG MẬT CHỦ
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT VÀ LẤY SỎI ỐNG MẬT CHỦ QUA ỐNG TÚI MẬT HOẶC MỞ ỐNG MẬT CHỦ ĐIỀU TRỊ SỎI TÚI MẬT KÈM SỎI ỐNG MẬT CHỦ
Vũ Quang Hưng1, Nguyễn Hoàng Bắc1, Lê Quan Anh Tuấn1, Lê Quang Nhân2, Phạm Minh Hải3, Trần Thái Ngọc Huy3, Nguyễn Hàng Đăng Khoa3, Dương Thị Ngọc Sang3, Trần Văn Toản3
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Phẫu thuật điều trị sỏi túi mật (STM) kèm sỏi ống mật chủ (OMC) có nhiều phương pháp bao gồm phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt túi mật (CTM) và lấy sỏi OMC qua ống túi mật (OTM) hoặc mở OMC lấy sỏi.
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả của các phương pháp PTNS điều trị STM kèm sỏi OMC.
Đối tượng – Phương pháp: Cắt ngang 125 trường hợp (TH) STM kèm sỏi OMC.
Kết quả: Từ tháng 10 – 2016 đến tháng 10 – 2019, có 125 trường hợp (TH) STM kèm sỏi OMC được chúng tôi điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM. Sỏi OMC chẩn đoán trước mổ: 88%, sỏi OMC chẩn đoán trong mổ: 12%. Các phương pháp điều trị: PTNS CTM kèm lấy sỏi OMC qua ống túi mật (OTM): 31 TH, thành công: 93,5%, chuyển phương pháp khác: 6,5%, sạch sỏi: 100%, biến chứng: 0%; PTNS CTM kèm mở OMC lấy sỏi (dẫn lưu ống T trong 93 TH, khâu kín OMC trong 1 TH): thành công: 97,9%, chuyển phương pháp khác: 2,1%, sạch sỏi trong mổ: 75%, biến chứng: 3,3%, sạch sỏi sau lấy sỏi qua đường hầm ống T: 100%. Không có TH tử vong. Lấy sỏi OMC qua OTM do thời gian phẫu thuật ngắn hơn, tỉ lệ sạch sỏi trong mổ cao hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn so với hơn mở OMC lấy sỏi.
Kết luận: Các phương pháp PTNS điều trị STM kèm sỏi OMC hiện nay an toàn và hiệu quả. Lấy sỏi OMC qua OTM có nhiều ưu điểm hơn so với mở OMC lấy sỏi.
Sỏi túi mật (STM) là bệnh phổ biến ngày càng gặp nhiều ở Việt Nam. Khoảng 10% bệnh nhân STM có thể kèm sỏi ống mật chủ (OMC)(1,2). Sỏi OMC có thể phát hiện trước, trong hay sau phẫu thuật cắt túi mật. Phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc tình huống phát hiện sỏi OMC, kinh nghiệm phẫu thuật viên và trang bị hiện có.
Ngày nay, đa số các trường hợp (TH) STM kèm sỏi OMC được điều trị bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt túi mật (CTM) phối hợp lấy sỏi OMC qua nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND), qua ống túi mật (OTM) hoặc qua chỗ mở OMC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com