Nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) cho trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) cho trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), đặc biệt SDD thấp còi và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đang là vấn đề có ý nghĩa về sức khỏe cộng đồng được quan tâm. Tại các nước đang phát triển, SDD xuất hiện sớm sau 4 – 5 tháng tuổi và tăng nhanh trong 2 – 3 năm đầu tiên [1]. Theo UNICEF/WHO/WB (2013), tình trạng SDD thấp còi trên toàn cầu có xu hướng giảm nhưng đến năm 2012 vẫn còn ở mức cao. Ước tính có 162 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, trong đó 56% tập trung ở trẻ em Châu Á và 36% ở trẻ em Châu Phi. Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm tuy đã giảm nhưng vẫn còn khoảng 7 triệu trường hợp, trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ tử vong vì SDD [2]. Theo báo cáo của UNICEF/WHO/WB năm 2015 và Viện Nghiên cứu chính sách lương thực, thực phẩm quốc tế (IFPRI) năm 2016 cho thấy, trên thế giới có khoảng 667 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó vẫn còn 159 triệu trẻ bị thấp còi. Vì thế, mục tiêu giảm 40% số trẻ thấp còi vào năm 2025 là một chiến lược đầy thách thức đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của toàn cộng đồng và xã hội [3],[4]. Tại Việt Nam, dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống SDD, nhưng tỷ lệ SDD ở trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là SDD thể thấp còi chiếm 24,6% (2015).
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng đang được quan tâm. Theo UNICEF, hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người có nguy cơ thiếu đa vi chất, được coi là “thiếu ăn tiềm tàng” [5]. Thiếu vi chất dinh duỡng ảnh h¬ưởng nhiều đến sự phát triển trí tuệ, tầm vóc cơ thể, tâm sinh lý của trẻ em hiện tại cũng như tương lai. Hậu quả là không chỉ làm cho trẻ thấp bé, nhẹ cân mà còn làm giảm khả năng học tập, giảm trí thông minh và khả năng lao động, giảm sức đề kháng cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong [6].
Tình trạng thiếu protein và vi khoáng chất trường diễn liên quan chặt chẽ với tình trạng SDD của trẻ. Khi trẻ ăn không đủ về số lượng và chất lượng thành phần protein và vi khoáng chất sẽ làm giảm miễn dịch, góp phần làm tăng tần xuất mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn thiếu hụt sẽ làm tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức đề kháng, phá vỡ được vòng xoắn bệnh lý này, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em [6],[7],[8].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu can thiệp bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ SDD thấp còi. Tại Việt Nam, gần đây cũng đã có nhiều nghiên cứu can thiệp cho trẻ SDD thấp còi tại cộng đồng như: bổ sung vi chất dinh dưỡng (canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D) cũng đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, những nghiên cứu can thiệp này chủ yếu tập trung vào sử dụng sản phẩm vi chất đơn lẻ hoặc đa vi chất mà chưa có can thiệp nào nghiên cứu về hiệu quả bổ sung các acid amin cần thiết và vi chất dinh dưỡng cho trẻ SDD thấp còi. Do vậy, can thiệp bằng bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng có thể là biện pháp hữu hiệu cắt đứt chuỗi vòng xoắn liên quan giữa thiếu ăn và bệnh tật.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, sản phẩm Viaminokid do Viện Dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu công thức, có bổ sung các acid amin và vi khoáng chất đáp ứng được 30 – 50% nhu cầu hàng ngày là cần thiết cho trẻ SDD thấp còi, đặc biệt cho trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang với hơn 30 xã, với dân số khoảng 200.000 người, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông Bắc, nơi đây điều kiện kinh tế còn khó khăn, có tỷ lệ SDD thấp còi cao.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) cho trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” nhằm mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung
Nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (Viaminokid) đối với việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và miễn dịch cho trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại 2 xã (Tân Hoa và Giáp Sơn) thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá hiệu quả bổ sung Viaminokid đối với tình trạng tăng trưởng ở trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau can thiệp.
2. Đánh giá sự thay đổi các chỉ số: Hb máu, ferritin, kẽm huyết thanh, IGF-1, IgA ở trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau can thiệp bổ sung Viaminokid.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp của Viaminokid đối với tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sau can thiệp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI. 4
1.1.1. Định nghĩa và phương phương pháp đánh giá SDD thấp còi 4
1.1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi. 5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của SDD thấp còi. 8
1.1.4. Các giải pháp can thiệp, phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi 13
1.2. VAI TRÒ CỦA ACID AMIN VÀ VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI 20
1.2.1. Vai trò của acid amin 20
1.2.2. Vai trò của vi chất dinh dưỡng 27
1.3. TÌNH TRẠNG THIẾU ACID AMIN, VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP. 35
1.3.1. Trên thế giới 35
1.3.2. Tại Việt Nam 38
1.4. LÝ DO CẦN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 41
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 42
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 42
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 42
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 42
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 43
2.3.3. Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu 44
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 45
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu và chỉ tiêu đánh giá 52
2.3.6. Xử lý và phân tích số liệu 59
2.3.7. Các biện pháp khống chế sai số 60
2.3.8. Đạo đức nghiên cứu 60
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 63
3.1.1. Đặc điểm cơ bản đối tượng nghiên cứu 63
3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng và chỉ số sinh hoá, bệnh tật của trẻ tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0) 64
3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRÊN CÁC CHỈ SỐ NHÂN TRẮC 67
3.2.1. Hiệu quả can thiệp sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 67
3.2.2. Hiệu quả sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 71
3.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRÊN CÁC CHỈ SỐ SINH HOÁ 77
3.3.1. Hiệu quả can thiệp sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 77
3.3.2. Hiệu quả sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 82
3.4. HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRÊN TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT 90
3.4.1. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh lý NKHH sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) và sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15). 90
3.4.2. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh lý tiêu hoá sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) và sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15). 92
Chương 4: BÀN LUẬN 95
4.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHỈ SỐ SINH HOÁ MÁU CỦA TRẺ TẠI THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU (T0) 95
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm điều tra sàng lọc và thời điểm bắt đầu nghiên cứu (T0). 95
4.1.2. Các chi số sinh hoá tại thời điểm T0 97
4.2. HIỆU QỦA SAU 9 THÁNG CAN THIỆP (T9) 100
4.2.1. Hiệu quả can thiệp đối với các chỉ số nhân trắc 100
4.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số Hb, chỉ số sinh hoá máu, chỉ số tăng trưởng và chỉ số miễn dịch. 105
4.2.3. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng bệnh tật của trẻ 112
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA CÁC GIAI ĐOẠN CAN THIỆP VÀ HIỆU QUẢ DUY TRÌ SAU 6 THÁNG DỪNG CAN THIỆP 119
4.3.1. Hiệu quả cải thiện đối với các chỉ số nhân trắc 119
4.3.2. Hiệu quả cải thiện trên các chỉ số sinh hoá máu 121
4.3.3. Hiệu quả cải thiện đối với tình trạng bệnh tật của trẻ 123
4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 125
KẾT LUẬN 126
KHUYẾN NGHỊ 128
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các can thiệp dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời 19
Bảng 1.2. Vai trò của các acid amin đối với tăng trưởng ở trẻ em 21
Bảng 1.3. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung acid amin vi chất dinh dưỡng trên thế giới 37
Bảng 1.4. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung acid amin và vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam. 40
Bảng 2.1. Thành phần acid amin và vi chất dinh dưỡng trong 1 gói Viaminokid 48
Bảng 2.2. Tóm tắt các chỉ số đánh giá trong quá trình giám sát. 51
Bảng 2.3. Tóm tắt bảng biến số và chỉ tiêu nghiên cứu 57
Bảng 3.1. Đặc điểm cơ bản bà mẹ của nhóm trẻ tham gia nghiên cứu 63
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính 64
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân trắc của 2 nhóm tại thời điểm T0 64
Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số sinh hóa máu của 2 nhóm tại thời điểm T0 65
Bảng 3.5. Hiệu quả trên chỉ số nhân trắc (cân nặng và chiều cao) sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 67
Bảng 3.6. Thay đổi chỉ số Z-score sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 68
Bảng 3.7. Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ các thể SDD sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 69
Bảng 3.8. Hiệu quả trên chỉ số nhân trắc sau 6 tháng dừng can thiệp 71
Bảng 3.9. Thay đổi chỉ số Z-score sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 72
Bảng 3.10. Chỉ số hiệu quả duy trì đối với tỷ lệ các thể SDD sau 6 tháng dừng can thiệp (T9 – T15) 73
Bảng 3.11. Mức tăng cân nặng và chiều cao ở giai đoạn can thiệp (T0-T9) và giai đoạn dừng can thiệp (T9-T15) 75
Bảng 3.12. Mức tăng các chỉ số Z-score ở giai đoạn can thiệp (T0-T9) và giai đoạn dừng can thiệp (T9-T15) 76
Bảng 3.13. Thay đổi nồng độ Hb sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 77
Bảng 3.14. Thay đổi nồng độ vi chất dinh dưỡng (Sắt và Kẽm) sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 78
Bảng 3.15. Thay đổi nồng độ IgA và IGF-1 sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 79
Bảng 3.16. Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu máu sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 80
Bảng 3.17. Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu sắt và kẽm huyết thanh sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 80
Bảng 3.18. Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ giảm IgA và IGF-1 huyết thanh sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 82
Bảng 3.19. Thay đổi nồng độ Hb máu sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 82
Bảng 3.20. Thay đổi nồng độ vi chất dinh dưỡng (Sắt và Kẽm) sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 83
Bảng 3.21. Thay đổi nồng độ IgA và IGF-1 sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 84
Bảng 3.22. Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ giảm IgA và IGF-1 huyết thanh sau 6 tháng dừng can thiệp (T9-T15) 86
Bảng 3.23. Mức thay đổi về nồng độ Hb ở giai đoạn can thiệp (T0-T9) và giai đoạn dừng can thiệp (T9-T15) 87
Bảng 3.24. Mức thay đổi về nồng độ Feritin và Kẽm huyết thanh ở giai đoạn can thiệp (T0-T9) và giai đoạn dừng can thiệp (T9-T15) 88
Bảng 3.25. Mức thay đổi về nồng độ miễn dịch (IgA) và yếu tố tăng trưởng (IGF-1) ở giai đoạn can thiệp (T0-T9) và giai đoạn dừng can thiệp (T9-T15) 89
Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp đối với số lần và số ngày mắc bệnh NKHH 90
Bảng 3.27. Hiệu quả can thiệp đối với số lần và số ngày mắc bệnh tiêu chảy 92
Bảng 4.1. Tóm tắt bằng chứng về hiệu quả của tăng cường bổ sung vi chất dinh dưỡng 109
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ SDD thấp còi trên toàn cầu, giai đoạn 1990-2015 6
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ < 5 tuổi ở các nước đang phát triển của châu Á những năm gần đây 7
Biểu đồ 1.3. Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam 8
Biểu đồ 1.4. Mối liên quan giữa chiều cao của trẻ và số ngày trẻ bị tiêu chảy và hiệu quả của bổ sung vitamin A 32
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thể SDD tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0) 65
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thiếu sắt và kẽm tại thời điểm trước can thiệp (T0). 66
Biểu đồ 3.3. Chỉ số hiệu quả thô về giảm tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng sau 9 tháng can thiệp 70
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả giảm tỷ lệ SDD thấp còi sau 6 tháng dừng can thiệp 74
Biểu đồ 3.5. Mức giảm tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm sau 9 tháng can thiệp (T0-T9) 81
Biểu đồ 3.6. Chỉ số hiệu quả thô về giảm tỷ lệ thiếu sắt sau 6 tháng dừng can thiệp 85
Biểu đồ 3.7. Chỉ số hiệu quả thô về giảm tỷ lệ thiếu IgA và IGF-1 sau 6 tháng dừng can thiệp 85
Biểu đồ 3.8. Tần số mắc nhiễm khuẩn hô hấp sau 9 tháng can thiệp 91
Biểu đồ 3.9. Tần số mắc tiêu chảy cấp sau 9 tháng can thiệp 93
Biểu đồ 3.10. Cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ tại các thời điểm can thiệp (T0-T15) 94
Biểu đồ 4.1. Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái 95
Biểu đồ 4.2. Sự thay đổi về tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng theo lứa tuổi ở các nước đang phát triển 96
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ SDD của các trẻ <5 tuổi theo trình độ học vấn của bà mẹ . 97
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng 9
Sơ đồ 1.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi theo chu kỳ vòng đời 12
Sơ đồ 1.3. Mô hình logic của sự can thiệp dinh dưỡng giải quyết thấp còi ở vùng thành thị 14
Sơ đồ 1.4. Mô hình logic về mối liên hệ trực tiếp giữa các yếu tố nguy cơ thấp còi, can thiệp và tỷ lệ tử vong/tàn tật 17
Sơ đồ 1.5. Tóm tắt những bất thường ở trục GH-IGF-1 gây ra do SDD protein năng lượng 24
Sơ đồ 1.6. Tác động của hạn chế calorie lên đĩa tăng trưởng đầu xương 25
Sơ đồ 1.7. Nguồn kẽm và chức năng kẽm trong cơ thể 28
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các bước tổ chức nghiên cứu. 62
Hình 2.1. Hình ảnh sản phẩm Viaminokid. 48
Hình 2.2. Hình ảnh gói Placebo. 49
Nguồn: https://luanvanyhoc.com