KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Bùi Xuân Trường1, Nguyễn Duy Thắng1,2, Đoàn Quốc Hưng1
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) được áp dụng cho các bệnh nhân (BN) tràn dịch màng phổi (TDMP) dịch tiết, chưa chẩn đoán được nguyên nhân bằng các phương pháp khác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.  Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang gồm 47 BN được phẫu thuật từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2021. Các BN trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 51, nguyên nhân chính là Lao phổi có 28 trường hợp chiếm 60%, các nguyên nhân khác bao gồm viêm, ung thư chiếm tỷ lệ lần lượt là 25% và 15%. Tất cả các BN đều tìm ra được nguyên nhân, hút hết dịch màng phổi, bóp nở phổi, đặt dẫn lưu màng phổi và có 80% được phối hợp các phương pháp điều trị khác như bơm betadin đặc 10% cho 10 BN, gỡ dính màng phổi cho 38/47 BN, phá vách ngăn fibrin 7/47 BN và 4 BN được lấy bỏ ổ cặn màng phổi.

Tràn dịch màng phổi một hiện tượng bệnh lý trong đó dịch trong khoang màng phổi hiện diện với số lượng nhiều hơn bình thường, do nhiều nguyên nhân. Ở Mỹ theo thống kê năm 2006, hằng năm có khoảng 1.000.000 người bị TDMP, nguyên nhân chủ yếu là suy tim, các bệnh lý ác tính, viêm phổi…. Để điều trị được TDMP thì phải tìm nguyên nhân. Chẩn đoán nguyên nhân TDMP dựa  vào  lâm  sàng,  xét  nghiệm  sinh  hóa  dịch màng phổi, mô bệnh học màng phổi, tế bào học dịch màng phổi và vi sinh học. Tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân TDMP càng cao khi lấy được bệnh phẩm  là  mô  màng  phổi.  Sinh  thiết  màng  phổi (STMP) kín (sử dụng bộ kim Castelain hoặc kim Cope  lấy  các  mảnh  màng  phổi  lá thành  qua thành  ngực)  là  phương  pháp  thường  dùng  để chẩn  đoán  nguyên  nhân  TDMP.  Ngày  nay  nhờ ứng dụng rộng rãi của siêu âm giúp quá trình STMP kín an toàn và hiệu quả hơn, tuy nhiên với kỹ thuật này ta không chắc chắn lấy được đúng chỗ màng phổi tổn thươngmà ta chỉ lấy được mảnh  bệnh  phẩm  chỗ  có  dịch. PTNSLN  khắc phục được nhược điểm này, vì thế trong chẩn đoán và điều trị TDMP nó được coi như là tiêu chẩn vàng.Tuy nhiên không áp dụng thường quy ngay từ  khi tiếp cận chẩn đoán dù có nhiều ưu điểm về mặt đại thể, nhưng là một phương pháp xâm lấn và có nguy cơ về gây mê, vì thế nó được chọn là giải pháp cuối cùng. PTNSLN được tiến hành ở Việt Nam từ năm 1996, đầu những năm 2003, 2004 đã có những báo cáo công bố1, tạibệnh viện Đại Học Y Hà Nội đã triển khai phẫu thuật nội soi lồng ngực một cách hệ thống từ năm 2016, nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vai trò của kĩ thuật này trong chẩn đoán và điều trị TDMP chưa rõ nguyên nhân tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá về dịch tễ học, một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan, rút kinh nghiệm cho chỉ định điều trị bệnh lý này.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tràn dịch màng phổi dịch tiết, phẫu thuật nội soi lồng ngực, gỡ dính màng phổi, lấy ổ cặn màng phổi

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hữu Lư. Nghiên cứu điều trị u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại bệnh viện Việt Đức. 2015. 
2. Vũ Khắc Đại. Nghiên cứu vai trò của nội soi màng phổi ống mềm trong chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi. 2016. 
3. Kiani A, Abedini A, Karimi M, et al. Diagnostic Yield of Medical Thoracoscopy in Undiagnosed Pleural Effusion. Tanaffos. 2015;14(4):227-31. 
4. Ngô Quý Châu & Vũ Văn Giáp. Đánh giá kết quả điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư bằng phương pháp bơm bột Talc qua nội soi màng phổi. Tạp chí nghiên cứu y học. 2005; 
5. Rozman A, Camlek L, Marc-Malovrh M, Triller N, Kern I. Rigid versus semi-rigid thoracoscopy for the diagnosis of pleural disease: a randomized pilot study. Respirology. May 2013;18(4):704-10. doi:10.1111/resp.12066  
6. Buchanan DR, Neville E. Thoracoscopy for physicians : a practical guide. Arnold; 2004:viii, 166 pages : illustrations. 
7. Arkin FS, Kutluk AC, Gorgun D, et al. The diagnostic role of video-assisted thoracoscopic surgery in exudative pleural effusion and follow-up results in patients with nonspecific pleuritis. J Pak Med Assoc. Aug 2019;69(8):1103-1107. 
8. Dhooria S, Singh N, Aggarwal AN, Gupta D, Agarwal R. A randomized trial comparing the diagnostic yield of rigid and semirigid thoracoscopy in undiagnosed pleural effusions. Respir Care. May 2014;59(5):756-64. doi:10.4187/respcare.02738  

https://thuvieny.com/ket-qua-phau-thuat-noi-soi-chan-doan-va-dieu-tri-tran-dich-mang-phoi-chua-ro-nguyen-nhan/

Leave a Comment