Kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Luận văn thạc sĩ y học Kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.Thoát vị bẹn (TVB) là bệnh lý ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ em, nguyên nhân chính là do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc (OPTM) [1], [2], [3], chỉ có 0,5-1,6% là TVB trực tiếp không do sự tồn tại OPTM [4], [5]. Tỷ lệ TVB trẻ em gặp ở 2% đến 5% trẻ sinh đủ tháng, 9% đến 11% trẻ sinh non tháng và 30% đến 60% trẻ sinh non tháng nhẹ cân [6]. Nguyên tắc điều trị TVB ở trẻ em là đóng lại OPTM tại lỗ bẹn sâu [1], [2], [3], [7].
Mổ mở đường bẹn đóng lại OPTM tại lỗ bẹn sâu là phương pháp kinh điển để điều trị TVB ở trẻ em [3], [6]. Tuy nhiên, với sự phát triển của phẫu thuật nội soi (PTNS), đặc biệt là PTNS xâm lấn tối thiểu, PTNS điều trị TVB ở trẻ em đã phát triển nhanh chóng và thay thế dần cho mổ mở trong những thập kỷ qua [8]. Có nhiều các kỹ thuật nội soi (NS) khác nhau trong điều trị TVB ở trẻ em, trong đó PTNS khâu ngoài phúc mạc với kim xuyên qua da là kỹ thuật đang được áp dụng rộng rãi nhất. Kỹ thuật này dễ thực hiện, nguy cơ tai biến trong mổ rất thấp, tỷ lệ tái phát thấp và đạt được kết quả thẩm mỹ tốt [9], [10]. Đã có nhiều nghiên cứu về PTNS với số lượng BN lớn và thời gian theo dõi dài, cũng như các nghiên cứu so sánh giữa mổ NS và mổ mở đều cho thấy PTNS có kết quả tương đương hoặc tốt hơn so với mổ mở [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15]. Tuy nhiên, cho tới nay việc lựa chọn mổ NS hay mổ mở trong điều trị TVB ở trẻ em vẫn là vấn đề còn tranh luận [16]. Các tác giả chứa ủng hộ mổ NS vì cho rằng: PTNS chỉ thắt lại OPTM tại lỗ bẹn sâu, bao thoát vị còn nguyên do đó nguy cơ bị TVB tái phát lâu dài có thể sẽ xảy ra. Trong khi, mổ mở sẽ cắt bỏ 1 phần OPTM; PTNS phải đi vào trong phúc mạc do đó có nguy cơ gây tổn thương các tạng trong phúc mạc và có thể gây dính ruột, tắc ruột về sau; PTNS phải gây mê nội khí quản trong khi mổ mở chỉ cần gây mê tĩnh mạch, gây mê hơi hoặc gây tê tại chỗ; PTNS đòi hỏi trang thiết bị NS nên giá thành đắt hơn mổ mở [10], [16], [17].
Ở Việt Nam theo tìm hiểu của chúng tôi cũng đã có một số trung tâm phẫu thuật nhi áp dụng PTNS trong điều trị TVB ở trẻ em như: PTNS khâu ngoài phúc mạc [18], PTNS khâu trong phúc mạc với 3 trocar [19], nhưng chưa có báo cáo nào về ứng dụng PTNSMVMQR. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn bắt đầu ứng dụng PTNSMVMQR trong điều trị TVB ở trẻ em từ tháng 6/2016. Do đó rất cần có một nghiên cứu để đánh giá tính khả thi, an toàn cũng như hiệu quả của phương pháp này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 6/2016 – 6/2018.
2. Đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở nhóm bệnh nhân trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược phôi thai học 3
1.2. Giải phẫu vùng bẹn 4
1.2.1. Cấu tạo của ống bẹn 5
1.2.2. Phân bố mạch máu thần kinh vùng bụng bẹn 7
1.2.3. Thừng tinh 9
1.3. Dịch tễ học và các yếu tố liên quan: 10
1.4. Nguyên nhân 12
1.5. Các hình thái lâm sàng 12
1.6. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 13
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 13
1.6.2. Cận lâm sàng 15
1.6.3. Chẩn đoán phân biệt TVB ở trẻ em 16
1.7. Các hình thái lâm sàng khác của TBV ở trẻ em 17
1.8. Điều trị TVB ở trẻ em 18
1.8.1. Chỉ định và thời điểm phẫu thuật 18
1.8.3. Các kỹ thuật mổ 18
1.9. Thăm dò ống phúc tinh mạc bên đối điện 24
1.10.1. Tai biến trong mổ 25
1.10.2. Các biến chứng sớm 26
1.10.3. Các biến chứng muộn 27
1.11. Tình hình nghiên cứu về TVB ở trẻ em Việt Nam 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 31
2.2.3. Các biến số nghiên cứu và cách thu thập thông tin 31
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 37
2.2.5. Sai số và khống chế 37
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 37
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm lấm sàng và cận lâm sàng 39
3.1.1. Giới 39
3.1.2. Tuổi 40
3.1.3. Triệu chứng lâm sàng 40
3.1.4. Tiền sử các bệnh liên quan 41
3.1.5. Cận lâm sàng 42
3.1.6. Vị trí thoát vị bẹn 43
3.2. Kết quả liên quan tới thực hiện kỹ thuật mổ 44
3.2.2. Tư thế bệnh nhân, kíp mổ dàn máy nội soi 44
3.2.3. Vị trí đặt trocar 44
3.2.4. Đóng OPTM 45
3.3. Kết quả phẫu thuật 45
3.3.1. Nguyên nhân TVB ở trẻ em 45
3.3.2. Nội dung thoát vị trong mổ 46
3.3.3. Thăm dò sự tồn tại OPTM bên đối diện 48
3.3.4. Đường kính OPTM 49
3.3.5. Tổng thời gian mổ 49
3.3.6. Loại chỉ sử dụng đóng OPTM 50
3.3.7. Sử dụng kháng sinh dự phòng 51
3.3.8. Tai biến trong mổ 51
3.3.9. Thời gian nằm viện sau mổ 52
3.3.10. Biến chứng sớm sau mổ 51
3.3.11. Đánh giá kết quả sớm sau mổ 52
3.3.12. Biến chứng muộn sau mổ 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 56
4.1.1. Tuổi 56
4.1.2. Giới 56
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 57
4.2.2. Tiền sử: 58
4.2.3. Cận lâm sàng 58
4.2.4. Vị trí thoát vị 60
4.2.5. Kỹ thuật PTNSMVMQR 60
4.3. Kết quả phẫu thuật 66
4.3.2. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở trẻ em 66
4.3.3. Nội dung thoát vị 67
4.3.4. Thăm dò sự tồn tại OPTM bên đối diện 67
4.3.5. Thời gian phẫu thuật 69
4.3.6. Tai biến trong mổ 70
4.3.7. Thời gian nằm viện sau mổ 70
4.3.8. Biến chứng sớm sau mổ 71
4.3.10. Biến chứng muộn và sau phẫu thuật 72
4.3.11. Kết quả thẩm mỹ sau mổ 76
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Triệu chứng lâm sàng 41
Bảng 3.2. Tiền sử các bệnh liên quan 41
Bảng 3.3. Nguyên nhân TVB ở trẻ em 45
Bảng 3.4. Nội dung TV siêu âm trước mổ và trong mổ 47
Bảng 3.5. Sự tồn tại OPTM bên đối diện trong mổ 48
Bảng 3.6. Sự tồn tại OPTM bên đối diện trước và trong mổ 48
Bảng 3.7. Đường kính OPTM 49
Bảng 3.8. Thời gian mổ đóng OPTM 1 bên 49
Bảng 3.9. Thời gian mổ đóng OPTM 2 bên 50
Bảng 3.10. Loại chỉ sử dụng đóng OPTM 50
Bảng 3.11. Biến chứng sớm sau mổ 51
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhiễm trùng vết mổ với KSDP 52
Bảng 3.14. Biến chứng muộn sau mổ 53
Bảng 3.15. Liên quan giữa tái phát với chỉ 54
Bảng 3.16. Liên quan giữa tái phát với đường kính lỗ TV 54
Bảng 3.17. Liên quan giữa phản ứng viêm quanh chỉ tại vị trí thắt OPTM 55
Bảng 3.18. Kết quả thẩm mỹ sau mổ 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giới tính 39
Biểu đồ 3.2. Nhóm tuổi 40
Biểu đồ 3.3. Siêu âm bẹn bìu bên biểu hiện triệu chứng 42
Biểu đồ 3.4. Siêu âm bẹn bìu bên không có triệu chứng 43
Biểu đồ 3.5. Vị trí TVB 44
Biểu đồ 3.7. Nội dung TV quan sát trong mổ 46
Biểu đồ 3.8. Sử dụng kháng sinh dự phòng 51
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các cấu trúc vùng bẹn phải nhìn từ phía sau 6
Hình 1.2. Các mạch máu vùng bẹn 8
Hình 1.3. Các hình thái lâm sang của bệnh lý OPTM 13
Hình 1.4. TVB bên phải ở trẻ nam 15
Hình 1.6. Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 7 tuần tuổi 17
Hình 1.7. Trẻ nữ có khối áp xe vùng bẹn trái 17
Hình 1.8. Kỹ thuật khâu đóng OPTM bằng các mũi chữ Z 22
Hình 1.9. Kỹ thuật khâu đóng OPTM bằng trong phúc mạc 22
Hình 1.10. Kỹ thuật lật vạt 23
Hình 1.11. Kỹ thuật NS đóng OPTM ngoài phúc mạc dung móc chuyên dụng 23
Hình 1.12. Kỹ thuật NS đóng OPTM ngoài phúc mạc dụng kim Endoneedle 24
Hình 2.1. Dụng cụ cho PTNSMVMQR 33
Hình 2.2. các bước kỹ thuật 34
Hình 3.1. hình ảnh siêu âm khối thoát vị là quai ruột 43
Hình 3.2. Vị trí đặt trocar 45
Hình 3.3. Ảnh OPTM phát hiện trong mổ c 46
Hình 3.4. Nội dùng TV quan sát trong mổ 47
Hình 4.1. Vị trí và số trocar trong PTNS khâu ngoài PM 65
Hình 4.2.Phản ứng viêm quanh chỉ sau mổ TVB 5 tháng 75
Nguồn: https://luanvanyhoc.com