KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ DO HẸP BẰNG VAN NHÂN TẠO CƠ HỌC ATS TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ DO HẸP BẰNG VAN NHÂN TẠO CƠ HỌC ATS TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ DO HẸP BẰNG VAN NHÂN TẠO CƠ HỌC ATS TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Đoàn Quốc Hưng1, Nguyễn Quốc Hưng2, Trần Trọng Kiểm2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện TW Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân hẹp van hai lá có chỉ định thay van cơ học ATS Open Pivot và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật thay van cơ học ATS Open Pivot trong điều trị hẹp van hai lá tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng: 76 bệnh nhân hẹp van hai lá được phẫu thuật thay van hai lá cơ học ATS Open Pivot tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12.2018 đến tháng 12.2020. Kết quả: Tuổi trung bình 50,79 ± 7,53 tuổi; nam nhiều hơn nữ. Hầu hết bệnh nhân có độ suy tim trước mổ NYHA II, III. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng chủ yếu mức độ trung bình và nặng. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 113,48 ± 25,42 phút; thời gian cặp động mạch chủ trung bình 88,66 ± 20,85 phút. Các biến chứng sớm hay gặp: chảy máu, biến chứng hô hấp, thần kinh. Tỷ lệ tử vong 1,3%. Sau mổ: áp lực động mạch phổi tâm thu giảm, tình trạng suy tim cải thiện. Kết luận: Thay van hai lá bằng van cơ học ATS Open Pivot là phương pháp điều trị tốt cho phần lớn bệnh nhân hẹp van hai lá với tỷ lệ biến chứng thấp, giảm tình trạng tăng áp lực động mạch phổi và suy tim theo thời gian.

Hẹp van hai lá giờ đây vẫn là một bệnh tim mạch phổ biến tại Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu do thấp[1]. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Sự ra đời của van hai lá nhân tạo (gồm van cơ học và sinh học) tạo lên một bước tiến mới trong điều trị bệnh van hai lá, giúp điều trị triệt để cho các bệnh nhân tổn thương van hai lá nặng mà không thể nong hoặc sửa van được. Từ thế  hệ  van  cơ  học  thương  mại  đầu  tiên  của Starr-Edward được giới thiệu năm 1961 dạng bi lồng, đến năm 1977 là sự ra đời của thế hệ van cơ học dạng 2 cánh SJM có nhiều ưu điểm vượt trội[2],[3].Van ATS Open Privot của hãng ATS Medical (Minneapolis, Minnessota,Mỹ)cũng là van cơ học dạng  hai  lá  được  phát  triển  từ  năm  1992  có nhiều cải tiến: chiều cao thấp, trụ xoay kiểu gờ nổi, cánh van hoàn toàn di chuyển trong giới hạn khung van. Các nghiên cứu trước đây đã đánh giá van ATS Open Privot có một số ưu điểm: tỷ lệ biến chứng huyết khối và tan máu thấp, tiếng ồn  do  sự  di  chuyển  cánh  van  nhỏ[2],[3],[4]. Bệnh việnTrung ương Quân đội 108 đã đưa van hai lá cơ họcATS Open Privot vào phẫu thuật thay van tim từ năm 2014. Sau một thời gian sử dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Nhận xét một  số đặc điểm bệnh lý của nhóm bệnh nhân và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật thay van hai lá do hẹp bằng van nhân tạo ATS Open Privot tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thay van hai lá cơ học, van ATS, BVTW quân đội 108

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Lân Việt (2003). Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.219 – 266. 
2. Bonow RO., Carabello B., Leon A.C. Jr. (1998). ACC/AHA guidelines for the management of patients with valvular heart disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee on Management of Patients With Valvular Heart Disease). Journal of American College of Cardiology, 32 (5), pp. 1486 – 1588. 
3. Butchart EG (2001). Twenty years’ experience with the Metronic Hall Valve.J Thorac Cardiovasc Surg 2001, pp.1090-1100. 
4.Yuichiro Kaminishi (2009). The ATS bileaflet prothetic heart valve. Mid-term result from single center. Journal of American College of Cardiology, 30, pp. 1230-1238. 
5. Nguyễn Đức Hiền, Bùi Đức Phú(2007). Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá cơ học ở bệnh nhân hẹp van hai lá. Tạp chí tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh số 11 năm 2007. 
6. Đặng Hanh Sơn (2010). Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học Sorin tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y. 
7. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Duy Thắng (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thay van cơ học tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 61, tr.21-32. 
8. Đỗ Xuân Hai (2019). Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học St.Jude tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y. 

https://thuvieny.com/phau-thuat-thay-van-hai-la-do-hep-bang-van-nhan-tao/

Leave a Comment