Kết quả phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liên thất qua đường ngực phải ở trẻ em
Kết quả phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liên thất qua đường ngực phải ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E
Trần Thiện Đạt, Đỗ Anh Tiến, Lê Ngọc Thành, Nguyễn Bá Phong, Lê Ngọc Minh
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét chỉ định, một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả sớm của phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liên thất (TLT) qua đường ngực phải tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (TTTM-BVE). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 106 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán TLT và phẫu thuật ít xâm lấn qua đường ngực phải tại TTTM – BVE từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2020. Kết quả: 106 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình là 1,1 ± 1,7 tuổi, cân nặng trung bình là 7,6 ± 4,1kg, tỉ lệ Nam/nữ là 1,3.Trong đó 102 bệnh nhân (96,2%) suy tim I,II trước mổ. Kích thước lỗ thông trung bình 7,2 ± 2,4 mm (3-15 mm),trong đó quanh màng chiếm 67%, phần phễu 28,3%, buồng nhận 2,8% và cơ bè 1,9%. Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể là 70,2 ± 28 phút, cặp ĐMC trung bình 45,7 ± 26 phút và kích thước rạch da 4,18 ± 0,5cm. Thời gian thở máy sau mổ là 15,7 ± 10,8 giờ, thời gian nằm hồi sức 3,3 ± 1,1 ngày và thời gian nằm viện 12,4 ± 5,1 ngày. Tồn lưu sau mổ chiếm 5,7%. Khám lại 3-12 tháng có 94,6% NYHA I, 89,1% ALĐMP về bình thường và có 95,7% bệnh nhân hài lòng về phương pháp này. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn vá TLT qua đường mở ngực phải ở trẻ em cho kết quả hết sức khả quan, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như: hồi phục nhanh, giảm nguy cơ nhiễm trùng xương ức, tính thẩm mỹ cao với sẹo mổ nhỏ…Hầu hết bệnh nhân rất hài lòng về phẫu thuật này.
TLTlà dị tật TBS hay gặp nhất ở trẻ còn bú và trẻ nhỏ. Tần xuất TLT đơn thuần thay đổi từ 1-7% số trẻ ra đời còn sống, chiếm khoảng 20-30% tổng số bệnh TBS ở trẻ em [1].Hậu quả của TLT: một trong những nguyên nhân hàng đầu của suy tim ứ huyết và bội nhiễm phổi, có thể gây tử vong ở tuổi sơ sinh; viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh lý mạch máu phổi tắc nghẽn… [2] Cùng với sự phát tiến bộ của khoa học, can thiệp mạch bít dù đã mở ra hướng đi mới trong điều trịTLT. Tuy nhiên phẫu thuật tim hở vẫn là phương pháp kinh điển điều trị bệnh TLT ở trẻ em.Đường mổ kinh điển là mở dọc xương giữa xương ức với ưu điểm phẫu trường rộng thuận lợi cho các thao tác cũng như phẫu thuật các dị tật kèm theo trong tim.Ngoài ra các đường mở ít xâm lấn cũng được áp dụng: mở thấp 1/3 dưới xương ức, mở ngực phải, mở cạnh ức…[3]ưPhương pháp phẫu thuật vá TLT ít xâm lấn qua đường ngực phải được triển khai và áp dụng đã cho thấy kết quả hết sức khả quan, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như: hồi phục nhanh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, thẩm mỹ với sẹo mổ nhỏ. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá chỉ định và kỹ thuật cũng như kết quả sớm của phương pháp này.II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm hồi cứu và tiến cứu. Trẻ em≤15tuổi được phẫu thuật vá TLT ít xâm lấn qua đường ngực phải từ 6/2018 đến hết 2020.Tiêu chuẩn lựa chọn:tất cả bệnh nhân ≤15tuổi được phẫu thuật TLT ít xâm lấn qua đường ngực phải. Có đầy đủhồ sơ bệnh án và bệnh nhân, gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân TLT được phẫu thuật kinh điển hoặc đường mổ khác, không đầy đủ hồ sơ, thông tin bệnh án.Các biến số dự kiến:tuổi, giới tính. Đặc điểm lâm sàng, siêu âm trướcmổ. Trong mổ gồm thơi gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian cặp ĐMC, thời gian rút NKQ, thời gian nằm viện. Các biến chứng sau mổ, đánh giá sau mổ qua lâm sàng, siêu âm và kết quả khámlại.Xử lý số liệu:số liệu được thu nhập, quản lý và xử lý bằng các thuật toán thống kê y học với phần mềm SPSS 25.0
Nguồn: https://luanvanyhoc.com