KẾT QUẢ SỚM NẠO VÉT HẠCH NÁCH THEO PHÂN TẦNG GIẢI PHẪU TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

KẾT QUẢ SỚM NẠO VÉT HẠCH NÁCH THEO PHÂN TẦNG GIẢI PHẪU TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

KẾT QUẢ SỚM NẠO VÉT HẠCH NÁCH THEO PHÂN TẦNG GIẢI PHẪU TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ
Trương Quang Huy1, Lê Hồng Quang2, Đoàn Quốc Hưng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm nạo vét hạch nách theo phân tầng giải phẫu trong phẫu thuật ung thư vú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 96 người bệnh ung thư vú giai đoạn I-IIIA được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú triệt căn có nạo vét hạch nách theo từng chặng giải phẫu từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện K. Kết quả: Tỷ lệ di căn hạch nách là 39,6%. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng di căn hạch nách là kích thước u, độ mô học với p<0,05. Tỷ lệ di căn hạch nhảy cóc là 5,3% với hình thái di căn duy nhất là nhảy cóc qua chặng

I đến chặng II. Các yếu tố như kích thước, vị trí và độ mô học không cho thấy liên quan đến khả năng di căn hạch theo các chặng giải phẫu của tế bào ung thư với p>0,05. Biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn bộ vú triệt căn và nạo vét hạch nách là hạn chế vận động cánh tay, chảy máu sau mổ, đọng dịch vết mổ với tỷ lệ lần lượt là 10,4%, 2,1% và 3,1%. Kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng di căn hạch nách của khối u là vị trí, kích thước u, độ mô học. Ung thư vú thường di căn tuần tự theo các tầng giải phẫu với tỷ lệ di căn nhảy cóc thấp. Phẫu thuật vét hạch nách có tỷ lệ biến chứng thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. 

Ung thư vú (UTV) là loại ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam theo số liệu của GLOBOCAN năm 2020, với 2,3 triệu ca mắc mới trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc UTV là 41 ca/ 100000 dân.  Phẫu  thuật  luôn  là  phương  pháp  điều  trị được ưu tiên hàng đầu trong điều trị UTV giai đoạn I-IIIA. Mặc dù đã có sự ra đời của rất nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng tất cả các tác giả  đều  nhấn  mạnh  vai  trò  của  nạo  vét  hạch nách trên 3 phương diện: chẩn đoán xác định, đánh giá TNM và tiên lượng sau mổ. Tuy nhiên, khi nạo vét hạch nách triệt để cũng sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng cho người bệnh như yếu, liệt cánh  tay,  đọng  dịch  vùng  nách  và  đặc  biệt  là biến chứng phù bạch mạch.Hiện nay, sinh thiết hạch cửa đối với các khối u giai đoạn sớm chưa phát hiện hạch nách trên lâm sàng đã ngày càng trở nên phổ biến hơn so với nạo vét hạch nách thường quy tại các nước phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế như cần đội ngũ phẫu thuật viên, chuyên gia y học hạt nhân, bác sĩ giải phẫu bệnh  có  kinh  nghiệm,  các  điều  kiện  hóa  chất, máy móc đầy đủ và đặc biệt là luôn có tỷ lệ âm tính giả tùy  vào nghiên  cứu. Một  trong  những nguyên nhân gây âm tính giả đó là do tế bào ung thư đã nhảy cóc qua chặng hạch đầu tiên tiếp nhận  dẫn  lưu  bạch  huyết  từ  khối  u  đến. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm nhận xét khả năng di căn hạch nách theo các phân tầng giải phẫu của tế bào ung thư vú và kết quả các biến chứng sau phẫu thuật nạo vét hạch nách

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư vú, hạch nách, tầng giải phẫu, biến chứng

Tài liệu tham khảo
1. Sandoughdaran S., Malekzadeh M., và Mohammad Esmaeil M.E. (2018). Frequency and Predictors of Axillary Lymph Node Metastases in Iranian Women with Early Breast Cancer. Asian Pac J Cancer Prev, 19(6), 1617–1620. 
2. Legha MP (2005). Carcinoma breast: Correlation study between tumor size, number of lymph nodes and metastasis. Int J Gen Can, 1–8. 
3. Tạ Văn Tờ (2004), Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội. 
4. Chand P., Singh S., Singh G. và cộng sự. (2020). A study correlating the tumor site and size with the level of axillary lymph node involvement in breast cancer. Nigerian Journal of Surgery, 26, 9–15. 
5. Vũ Hồng Thăng So sánh đặc điểm lâm sàng với tổn thương giải phẫu bệnh, mức độ di căn hạch nách giai đoạn I, II, III, Luận văn tốt nghiệp nội trú các bệnh viện, Đại học Y Hà Nội. 
6. Souzaki M., Kubo M., Kai M. và cộng sự. (2011). Hedgehog signaling pathway mediates the progression of non-invasive breast cancer to invasive breast cancer. Cancer Sci, 102(2), 373–381. 
7. Wang H., Mao X.-Y., Zhao T.-T. và cộng sự. (2012). Study on the skip metastasis of axillary lymph nodes in breast cancer and their relation with Gli1 expression. Tumour Biol, 33(6), 1943–1950. 
8. Warmuth M.A., Bowen G., Prosnitz L.R. và cộng sự. (1998). Complications of axillary lymph node dissection for carcinoma of the breast: a report based on a patient survey. Cancer, 83(7), 1362–1368. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment