KẾT QUẢ THỊ LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH CÓ SỬ DỤNG DUNG DỊCH PERFLUOCARBON ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC NGUYÊN PHÁT
KẾT QUẢ THỊ LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH CÓ SỬ DỤNG DUNG DỊCH PERFLUOCARBON ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC NGUYÊN PHÁT
Vũ Tuấn Anh1
1 Bệnh viện Mắt Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả về thị lực và thị trường phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc (BVM) nguyên phát qua hoàng điểm có sử dụng dung dịch perfluocarbon (PFCL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 34 bệnh nhân (34 mắt) bị bong võng mạc nguyên phát đã qua hoàng điểm, được cắt dịch kính có sử dụng PFCL trong mổ. Kết quả: tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ võng mạc áp là 97,1% (33/34 ca), thị lực cải thiện so với trước mổ có ý nghĩa thống kê p<0,001, 76,5% số ca không có ám điểm trung tâm; các biến chứng gặp sau mổ là: tăng nhãn áp sau 2 ngày 2 ca, bóng PFCL dưới võng mạc: 1 ca, PFCL ở tiền phòng: 1ca và màng trước võng mạc thứ phát: 1 ca. Sau 6 tháng hậu phẫu, không có trường hợp nào còn ám điểm. Kết luận: phẫu thuật cắt dịch kính sử dụng dung dịch PFCL điều trị BVM nguyên phát qua hoàng điểm có kết quả rất khả quan với tỷ lệ võng mạc áp thành công cao, thị lực trung bình của bệnh nhân sau phẫu thuật cải thiện có ý nghĩa thống kê, đặc biệt giảm thiểu tổn thương thị trường trung tâm của bệnh nhân.
Bong võng mạc (BVM) là một trong những bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa mất thị lực đứng hàng đầu, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật lần đầu vẫn còn là thách thức trong nhãn khoa1.Phẫu thuật cắt dịch kính qua đường pars plana ngày nay càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị BVM nhờ các ưu điểm: giải phóng được môi trường quang học, loại bỏ các co kéo dịch kính võng mạc, phát hiện và xử lý triệt để các vết rách…tuy nhiên hiệu quả về mặt chức năng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở những bệnh nhân BVM qua hoàng điểm. Cùng với nghiên cứu sự tiến bộ về kỹ thuật và ứng dụng các chất liệu dùng trong phẫu thuật đặc biệt là dung dịch perfluorocarbon (PFCL) đã đem lại những tiến bộ vượt bậc trong điều trị BVM. Trên thế giới, năm 1982 Haidt đã thử nghiệm PFCL như là một chất độn trong buồng dịch kính, năm 1987 Chang và cộng sự đã sử dụng PFCL trong phẫu thuật dịch kính trên bệnh nhân BVM có tăng sinh dịch kính võng mạc trầm trọng1,2. Từ đó đến nay PFCL đã trở thành một công cụ hữu ích trong phẫu thuật điều trị BVM.Phẫu thuật cắt dịch kính điều trị BVM nguyên phát qua hoàng điểm đòi hỏi phảimở võng mạc vùng hậu cực để hút toàn bộ dịch dưới võng mạc, dẫn đến ảnh hưởng tới thị trường trung tâm của bệnh nhân sau phẫu thuật. Nhờ các đặc tính đặc biệt gồm tỷ trọng lớn hơn nước (1,76 -2,03), sức căng bề mặt trung bình, độ kết dính không cao1, PFCLcó ưu điểm rất lớn trong việc giữ cố định võng mạc trong quá trình cắt dịch kính, trải phẳng các nếp gấp và vùng võng mạc
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bong võng mạc nguyên phát qua hoàng điểm, PFCL
Tài liệu tham khảo
1. Haidt S. J., Clark L. C. and Ginsberg J. (1982). Liquid perfluorocarbon replacement in the eye. Invest Ophthalmol Vis Sci, 22.
2. Chang S., Ozmert E., and Zimmerman N.J. (1988). Intraoperative Perfluorocarbon Liquids in the Management of Proliferative Vitreoretinopathy. Am J Ophthalmol, 106(6), 668–674.
3. Trần Thị Lệ Hoa (2013), “Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung ương”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ nhãn khoa. Đại học Y Hà Nội.
4. Lương Đại Dương (2016). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bong võng mạ có vết rách khổng lồ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội
Nguồn: https://luanvanyhoc.com