Kết quả trung hạn phẫu thuật tạo cầu nối động tĩnh mạch chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Kết quả trung hạn phẫu thuật tạo cầu nối động tĩnh mạch chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Kết quả trung hạn phẫu thuật tạo cầu nối động tĩnh mạch chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Nguyễn Văn Thành, Kiều Quang Ân, Huỳnh Tấn Khả, Nguyễn Ngọc Hoa Quỳnh, Võ Tuấn Anh
Mở đầu: Suy thận mạn giai đoạn cuối có khuynh hướng ngày càng tăng và thận nhân tạo vẫn là phương pháp điều trị chủ lực. Cầu nối động tĩnh mạch (AVF: arteriovenous fistula) để chạy thận nhân tạo (CTNT) mang ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả các trường hợp phẫu thuật tạo cầu nối động tĩnh mạch để CTNT tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ tháng 09/2017 đến tháng 08/2020.
Kết quả: Có 158 trường hợp tham gia vào nghiên cứu. Tuổi trung bình: 54,76 ± 26. Trong đó 49,4% là nam. Kết quả sớm sau phẫu thuật: thành công 87,3%, thất bại 12,7%, mổ lại 7,6%. Sau 3, 6 và 12 tháng, tỉ lệ cầu nối còn hoạt động tốt để CTNT lần lượt là 86,70%, 84,18% và 80,38%. Kết quả thành công sớm sau phẫu thuật và trung hạn cho thấy tỉ lệ thành công ở bệnh nhân được lập bản đồ mạch máu trước phẫu thuật có khuynh hướng cao hơn. Một phẫu thuật viên cần tham gia 75 trường hợp phẫu thuật AVF để có tỉ lệ thất bại < 10%, trong điều kiện có lập bản đồ mạch máu.
Kết luận: Phẫu thuật AVF ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có tỉ lệ thành công tương đồng với các tác giả trong nước và trên thế giới. Lập bản đồ mạch máu trước mổ giúp đem lại kết quả tốt hơn.

Suy  thận mạn có khuynh hướng  ngày  càng tăng và thận nhân tạo vẫn là phương thức điều trịchủlực. Năm 2010,  trên thếgiới ước  tính  có khoảng  2,6  triệu người  cần  phải điều  trịthay  thếthận  và  dựkiến đến  2030  con  sốnày  có thểtăng lên  gấp đôi là 5,4 triệu người. Cầu  nối động  tĩnh mạch  là  sựlựa  chọn  phổbiến  cho  bệnh  nhân CTNT 49 -92% ởcác quốc gia trong nghiên cứu DOPPS    (Dialysis    Outcomes    And    Practice Pattems  Study). Năm 2013 tỉlệtại  Nhật  Bản  và Nga > 90% (1).Phẫu  thuật  tạo  cầu  nối động  tĩnh mạch đểCTNT  được  thực  hiện  đầu  tiên  bởi  Brescia  và cộng sự(1966) với kỹthuật nối bên –bên. Ngày nay  đa  sốcáctác  giảtrên  thếgiới  có  khuynh hướng chọn kỹthuật nối tận -bên.Tuy  nhiên  nhiều  cầu  nối  mới  không  đủtrưởng  thành  đểCTNT,  lập  bản  đồmạch  máu trước  mổgiúp  lựa  chọn  mạch  máu  phù  hợp  qua đó cải  thiện  kết  quảtiếp  cận  mạch máu, đặc  biệt giảm đáng kểtỉlệmổlại.Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai hiện nay, phẫu  thuật AVF được  thực  hiện  tại  khoa  Ngoại Lồng Ngực Tim Mạch mỗi năm khoảng trên dưới 120 trường  hợp,  tất  cảbệnh nhân đều được  lập bản đồmạch máu trước mổ

https://thuvieny.com/ket-qua-trung-han-phau-thuat-tao-cau-noi-dong-tinh-mach-chay-than-nhan-tao/

Leave a Comment