Luận văn thạc sĩ Kết quả vi phẫu tìm tinh trùng trong tinh hoàn ở người bệnh vô tinh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Title: | Kết quả vi phẫu tìm tinh trùng trong tinh hoàn ở người bệnh vô tinh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội |
Authors: | Phan, Nhật Quang |
Advisor: | Nguyễn, Hoài Bắc |
Keywords: | Microdissection TESE;Vi phẫu tìm tinh trùng trong tinh hoàn;Yếu tố tiên lượng |
Issue Date: | 25/11/2024 |
Abstract: | Nghiên cứu “Kết quả vi phẫu tìm tinh trùng trong tinh hoàn ở người bệnh vô tinh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” tập trung vào tình trạng vô tinh (azoospermia), nguyên nhân phổ biến gây hiếm muộn nam, ảnh hưởng khoảng 15% nam giới hiếm muộn. Nghiên cứu hướng đến hai mục tiêu chính: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân vô tinh từ năm 2019 đến 2024, và (2) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu được tinh trùng qua phương pháp Microdissection TESE. Nghiên cứu được thực hiện trên 63 bệnh nhân, chủ yếu ở nhóm tuổi sinh sản, với 93,7% là vô sinh nguyên phát. Khoảng một nửa số bệnh nhân xác định được nguyên nhân vô tinh, trong đó hội chứng Klinefelter (28%) và vi mất đoạn trên NST Y (26%) là các nguyên nhân phổ biến nhất. Bệnh nhân có nồng độ FSH và LH trong huyết thanh tăng cao lần lượt là 22,17 ± 14,50 và 12,83 ± 7,90 mIU/mL, trong khi nồng độ Testosterone trung bình nằm trong giới hạn bình thường (12,74 ± 6,47 nmol/L). Kích thước tinh hoàn nhỏ với thể tích trung bình bên phải và trái lần lượt là 7,79 ± 4,42 mL và 7,8 ± 4,44 mL. Giải phẫu bệnh tinh hoàn cho thấy tất cả bệnh nhân đều có tổn thương quá trình sinh tinh, trong đó hội chứng chỉ có tế bào Sertoli chiếm tỷ lệ cao nhất (49,2%). Nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ FSH có thể dự đoán mức độ tổn thương mô học tinh hoàn, với mỗi đơn vị FSH tăng thêm, nguy cơ gặp tổn thương nặng tăng 7,3% (p = 0,013). Phương pháp Microdissection TESE đạt tỷ lệ thu được tinh trùng chung là 30,2%. Ở các nhóm bệnh nhân cụ thể, tỷ lệ này dao động từ 12,5% (vi mất đoạn trên NST Y) đến 60% (viêm) và 57,1% (teo tinh hoàn). Tuổi, căn nguyên NOA, nồng độ Testosterone và thể tích tinh hoàn không có giá trị tiên lượng khả năng thu được tinh trùng. Ngược lại, nồng độ FSH và hình thái giải phẫu bệnh tinh hoàn có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả vi phẫu. Tăng 1 đơn vị FSH làm giảm khả năng thu được tinh trùng 4,8% (p = 0,029), trong khi mỗi mức tăng tổn thương giải phẫu bệnh giảm tỷ lệ thu được tinh trùng 51% (p = 0,049). Nghiên cứu khẳng định Microdissection TESE là giải pháp hiệu quả, mang lại cơ hội làm cha cho bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn tại Việt Nam, đồng thời cung cấp dữ liệu khoa học hỗ trợ tối ưu hóa quy trình điều trị và nâng cao chất lượng y tế trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. |
URI: | |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học
Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn