Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh

Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh

Luận văn thạc sĩ kinh tế Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh. Máu là nguồn nguyên liệu vô giá và không thể sản xuất nhân tạo, chỉ có thể có được bằng cách thu thập từ người hiến máu (WHO, 2005). Máu đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong cuộc sống. Truyền máu và các sản phẩm máu giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm, giúp các bệnh nhân mắc bệnh đe dọa đến tính mạng duy trì được cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các thủ thuật và phẫu thuật y tế phức tạp. Do đó cần có lượng máu dự trữ đủ để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu cấp cứu, điều trị, quốc phòng, an ninh và dự phòng thảm hoạ… Cung cấp máu an toàn và đầy đủ nên là một phần không thể thiếu trong chính sách chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia [1].
Tháng 7 năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới công bố kết quả về tình hình truyền máu và hiến máu toàn thế giới năm 2015, toàn thế giới ước tính thu được khoảng 112,5 triệu đơn vị máu. Trong đó, hơn 50% lượng máu thu được ở các nước có thu nhập cao (khu vực này chỉ chiếm khoảng 19% dân số thế giới). Tỷ lệ dân số hiến máu trung bình ở các nước phát triển là 3,31%, ở các nước đang phát triển là 1,17% và ở các nước chậm phát triển là 0,46%. Có 70 nước có tỷ lệ hiến máu dưới 0,1% dân số, trong đó có 6 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, các nước này đều là các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp (WHO 2016). Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, số đơn vị máu cần cho điều trị ở mỗi nước, mỗi năm tối thiếu phải bằng 2% dân số cả nước (WHO 2015).


Nhu cầu về máu và các chế phẩm máu ở hầu hết các nước ngày càng tăng do sự già hóa dân số và việc thực hiện các phương pháp y học mới đòi hỏi một lượng lớn máu và chế phẩm máu (Juwaheer, 2012).
Ở nhiều nước, nhu cầu về máu và các chế phẩm máu tăng với tốc độ cao hơn so với tỷ lệ thu gom dẫn đến tình trạng phải đối mặt với thách thức làm sao duy trì đủ máu cho điều trị, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn của nó[1].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của ban chỉ đạo quốc gia về vận động hiến máu tình nguyện, trong năm 2015 toàn quốc đã vận động tiếp nhận được 1.341.542 đơn vị máu, tăng 9,7% so với năm 2014. Trong đó có 96,9% đơn vị máu là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương 1,46% dân số hiến máu (thấp hơn tỉ lệ tối thiểu cần thiết cho nhu cầu điều trị mà Tổ chức Y tế Thế giới ước tính). Tuy lượng máu tiếp nhận của cả nước tăng lên nhưng cũng chỉ đáp ứng hơn 60% nhu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh. Vào một số thời điểm trong năm, tình trạng thiếu máu vẫn còn xảy ra như dịp hè, tết Nguyên đán… Tại một số tỉnh, lượng máu tiếp nhận được thấp hơn nhu cầu máu cho điều trị, tỉ lệ người dân hiến máu còn rất khiêm tốn, thậm chí dưới 0,5%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp cứu và điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh (Ngô Mạnh Quân và cộng sự, 2015).
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận máu nhiều nhất cả nước, số lượng máu tiếp nhận trong năm 2015 lên đến 257.814 đơn vị, với tỉ lệ dân số hiến máu là 3.25 % và 100% người hiến máu là hiến máu tình nguyện (Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, 2016). Là nơi tập trung các bệnh viện hàng đầu ở khu vực miền Nam do đó lượng bệnh nhân đổ dồn về khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh rất đông dẫn đến nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị là rất lớn.
Sự cân bằng mong manh giữa nguồn cung cấp máu và nhu cầu đã buộc các ngân hàng máu không ngừng tìm kiếm những cách thức hiệu quả hơn để vận động người dân hiến máu. Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hiến máu trở nên quan trọng. Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển rất quan tâm nghiên cứu về chủ đề này trong khi ở Việt Nam thì nội dung nghiên cứu này vẫn còn rất hạn chế.
Nắm được các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu là rất cần thiết để xây dựng và phát triển chính sách vận động người hiến máu mới, duy trì người hiến máu hiện tại một cách phù hợp từ đó đạt được một nguồn cung cấp máu an toàn và ổn
3
định. Đó là lý do tiến hành nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh. Việc nhận diện các nhân tố này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các chính sách cũng như chương trình phù hợp để vận động người dân tham gia hiến máu, duy trì người hiến máu nhắc lại để có nguồn cung cấp máu ổn định, an toàn cho thành phố.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tham gia hiến máu tình nguyện, số
lần hiến máu của người dân.
(2) So sánh tỉ lệ hiến máu giữa nhóm đối tượng tiềm năng (người trong độ tuổi
thanh niên ≤ 30 tuổi hoặc sinh viên) so với các nhóm khác.
(3) Xác định tỉ lệ các động cơ tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hành vi hiến
máu.
(4) Nhận diện các kênh thông tin kêu gọi hiến máu được nhiều người biết đến.
1.3 Dữ liệu nghiên cứu
Số lượng mẫu khảo là: 314.
Đối tượng khảo sát: Những người trong độ tuổi hiến máu (18-60 tuổi) đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp lấy mẫu: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Thời gian khảo sát: thực hiện khảo sát từ tháng 12/2016 đến tháng 02/2017.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại TP. Hồ Chí Minh.
4
1.5 Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu được chia làm 5 chương, với cấu trúc như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Nội dung chương này bao gồm giới thiệu bối cảnh, lý do thực hiện nghiên cứu; trình bày mục tiêu nghiên cứu; số liệu nghiên cứu; xác định phạm vi nghiên cứu và nêu ra cấu trúc của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Trình bày cơ sở lý thuyết, các khái niệm và nghiên cứu có liên quan để làm nền tảng thực hiện nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp, mô hình nghiên cứu, mô tả biến số và dữ liệu thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả
Chương này trình bày các kết quả của nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện. Thông qua việc phân tích các kết quả nghiên cứu để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả ở chương 4, chương này sẽ đưa ra kết luận của nghiên cứu. Từ đó, gợi ý những kiến nghị hoặc chính sách liên quan nhằm gia tăng tỉ lệ tham gia hiến máu tình nguyện. Ngoài ra, chương này cũng đánh giá những hạn chế của nghiên cứu để từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

 

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………………………………..1
1.1 Đặt vấn đề …………………………………………………………………………………………1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………..3
1.3 Dữ liệu nghiên cứu……………………………………………………………………………..3
1.4 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………………….3
1.5 Cấu trúc nghiên cứu ……………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ………………………………………………………5
2.1 Tổng quan về tình hình hiến máu …………………………………………………………5
2.1.1 Tình hình tiếp nhận máu trong toàn quốc ……………………………………5
2.1.2 Tình hình tiếp nhận máu tại TP. Hồ Chí Minh ……………………………..7
2.2 Lược khảo lý thuyết ……………………………………………………………………………9
2.2.1 Khái niệm về máu ……………………………………………………………………9
2.2.2 Hiến máu ……………………………………………………………………………….10
2.2.3 Người hiến máu và vai trò của người hiến máu…………………………..11
2.2.4 Tiêu chuẩn tham gia hiến máu ………………………………………………….13
2.2.5 Lợi ích và những phản ứng không mong muốn của việc hiến máu..13
2.2.6 Truyền máu ……………………………………………………………………………14
2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi hiến máu…………………………….17
2.2.8 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi của người hiến
máu……………………………………………………………………………………….18
2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan …………………………………………………..19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………25
3.1 Khung phân tích ……………………………………………………………………………….25
3.2 Mô hình kinh tế lượng……………………………………………………………………….25
3.3 Mô tả biến số……………………………………………………………………………………27
3.4 Dữ liệu…………………………………………………………………………………………….29
3.4.1 Số lượng mẫu khảo sát…………………………………………………………….29
3.4.2 Đối tượng khảo sát ………………………………………………………………….30
3.4.3 Thời gian khảo sát…………………………………………………………………..30
3.4.4 Phương pháp lấy mẫu………………………………………………………………30
3.4.5 Xử lý số liệu…………………………………………………………………………………30
3.4.6 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu………………………………………………………30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM……………………………………………………..32
4.1 Thống kê mô tả ………………………………………………………………………………..32
4.1.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu………………………………………………………32
4.1.2 Tuổi và hành vi hiến máu…………………………………………………………37
4.1.3 Giới tính và hành vi hiến máu…………………………………………………..38
4.1.4 Nghề nghiệp và hành vi hiến máu……………………………………………..39
4.1.5 Trình độ học vấn và hành vi hiến máu……………………………………….39
4.1.6 Thu nhập và hành vi hiến máu ………………………………………………….40
4.1.7 Nhận thức về hiến máu tình nguyện và hành vi hiến máu…………….41
4.1.8 Thái độ và hành vi hiến máu…………………………………………………….42
4.1.9 Xã hội và hành vi hiến máu ……………………………………………………..42
4.1.10 Kênh thông tin hiến máu và hành vi hiến máu ……………………………43
4.1.11 Lý do hiến máu……………………………………………………………………….44
4.1.12 Lý do không hiến máu …………………………………………………………….45
4.2 Kết quả phân tích hồi quy ………………………………………………………………….45
4.2.1 Mô hình tham gia hiến máu ……………………………………………………..45
4.2.2 Mô hình tần suất hiến máu……………………………………………………….47
4.3 Thảo luận…………………………………………………………………………………………49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………54
5.1 Kết luận …………………………………………………………………………………………..54
5.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………………………55
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………….56
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tổng quan mẫu nghiên cứu …………………………………………………………….32
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các về tuổi, nhận thức, thái độ và ảnh hưởng xã hội……34
Bảng 4.3: Thống kê mô tả về độ tuổi theo nhóm hành vi …………………………………..37
Bảng 4.4: Tỉ lệ hiến máu theo nhóm tuổi…………………………………………………………38
Bảng 4.5: Thống kê mô tả nhận thức về hiến máu tình nguyện ………………………….41
Bảng 4.6: Thống kê mô tả thái độ về hiến máu tình nguyện ………………………………42
Bảng 4.7: Thống kê mô tả ảnh hưởng xã hội về hiến máu tình nguyện ………………43
Bảng 4.8: Thống kê kênh thông tin về hiến máu tình nguyện …………………………….43
Bảng 4.9: Thống kê lý do hiến máu tình nguyện………………………………………………44
Bảng 4.10: Thống kê lý do không hiến máu ……………………………………………………45
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình tham gia hiến máu……………………………………46
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình tần suất hiến máu …………………………………….48
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận trong toàn quốc từ năm 1994-2015………5
Hình 2.2: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận tại Ngân hàng máu – Bệnh viện
Truyền Máu Huyết Học giai đoạn 1994-2015………………………………………8
Hình 2.3: Biểu đồ số lượng máu tiếp nhận từ 2010 – 2015 tại Trung tâm truyền
máu Chợ Rẫy …………………………………………………………………………………..9
Hình 2.4: Quy trình hiến máu ………………………………………………………………………..11
Hình 2.5: Quy trình truyền máu ……………………………………………………………………..16
Hình 2.6: Mô hình chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ……………18
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ, hành vi và môi trường sống của
người hiến máu …………………………………………………………………………….19
Hình 3.1: Khung phân tích đề xuất …………………………………………………………………25
Hình 3.2: Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………………..30
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố độ tuổi của mẫu khảo sát ………………………………………..35
Hình 4.2: Biểu đồ nhận thức về hiến máu tình nguyện………………………………………35
Hình 4.3: Biểu đồ thái độ về hoạt động hiến máu tình nguyện …………………………..36
Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của xã hội đến hiến máu tình nguyện……………………37
Hình 4.5: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo giới tính…………………………………………………38
Hình 4.6: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo nghề nghiệp……………………………………………39
Hình 4.7: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo trình độ học vấn ……………………………………..40
Hình 4.8: Biểu đồ tỉ lệ hiến máu theo thu nhập bình quân từng tháng …………………40
Hình 4.9: Biểu đồ kiến thức về hiến máu tình nguyện ………………………………………4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment