KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN-CÁNH TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN-CÁNH TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN-CÁNH TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Phan Thanh Hải Nam1, Phạm Như Hảo1, Nguyễn Thy Khuê2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên chi dưới (BĐMNBCD). Tầm soát BĐMNBCD trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bằng chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) bằng phương pháp đo huyết áp (HA) tự động có khả năng khắc phục những khuyết điểm của phương pháp Doppler, đặc biệt trong bối cảnh phòng khám ngoại trú.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có ABI ≤1 bằng phương pháp đo HA tự động. Khảo sát tính lặp lại và tính tương đồng của phương pháp đo HA tự động so với phương pháp Doppler.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại phòng khám Nội tiết thuộc Phòng khám đa khoa Hòa Hảo có chỉ định tầm soát BĐMNBCD bằng ABI.

Kết quả: Có 2% bệnh nhân (3/151) có ABI ≤1. Phương pháp đo HA tự động có kết quả cao hơn phương pháp Doppler trung bình là 0,04 với khoảng giới hạn tương đồng [-0,07; 0,14], có hệ số tương quan nội cụm giữa 2 người thực hiện khác nhau là 0,82 và hệ số biến thiên là 3,46%.

Kết luận: Phương pháp đo HA tự động có thể thay thế cho phương pháp Doppler để xác định chỉ số ABI trong bối cảnh phòng khám ngoại trú.

Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có nguy cơ mắc BĐMNBCD cao gấp 2 – 4 lần so với người không ĐTĐ và nguy cơ này tăng dần theo diễn tiến thời gian mắc ĐTĐ(1). Vì có 20 – 50% bệnh nhân BĐMNBCD không có triệu chứng(2) nên ABI được Hiệp hội Tim Mỹ (AHA), Trường môn Tim mạch Mỹ (ACC) và Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) khuyến cáo sử dụng để tầm soát các đối tượng có nguy cơ cao mắc BĐMNBCD, trong đó có bệnh nhân ĐTĐ típ 2(3,4). Siêu âm Doppler được xem là phương pháp chuẩn để đo ABI nhưng thủ thuật này còn khá tốn thời gian và đòi hỏi một mức độ kỹ năng cần thiết ở người thực hiện. Mặt khác, ABI đo bằng phương pháp đo HA tự động có thể được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, không phụ thuộc vào người thực hiện, do đó tỏ ra phù hợp hơn về mặt thời gian và yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh phòng khám ngoại trú.

KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN-CÁNH TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Leave a Comment