KHẢO SÁT HAI CHỈ SỐ KHUYNH ÁP OXY PHẾ NANG ĐỘNG MẠCH VÀ TỶ LỆ ÁP SUẤT OXY
KHẢO SÁT HAI CHỈ SỐ KHUYNH ÁP OXY PHẾ NANG ĐỘNG MẠCH VÀ TỶ LỆ ÁP SUẤT OXY ĐỘNG MẠCH PHẾ NANG TRONG SUY HÔ HẤP SƠ SINH
Hoàng Trọng Kim*, Huỳnh Thị Duy Hương*, Trương Hồng Trang*
TÓM TẮT
Hiện nay, suy hô hấp vẫn là hộichứng thường gặp nhất trong thời kỳ sơ sinh. Ngoài PaO2, PaCO2…, hai chỉ số AaDO2 và a/APO2 có giúp theo dõi diễn biến suy hô hấp, tiên lượng khả năng đặt nội khí quản và tử vong hay không? Trong thời gian 11 tháng, chúng tôi đã khảo sát 130 trẻ suy hô hấp nhập khoa Hồi sức sơ sinh BVNĐ I, trong đó 38% trẻ bị ngạt lúc sanh, 90% biểu hiện suy hô hấp trong vòng 48 giờ đầu sau sanh, tỷ lệ Nam/Nữ là 2,25/1. Viêm phổi là nguyên nhân suy hô hấp hàng đầu (44%), bệnh màng trong đứng thứ hai với tỷ lệ cao (28%). Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là phương tiện cung cấp oxy quan trọng nhất tại khoa hồi sức sơ sinh. AaDO2 và a/APO2 sau 1 giờ điều trị oxy không thay đổi so với lúc nhập khoa. Sau 1 giờ điều trị, AaDO2 =250mmHg có ý nghĩa tiên lượng đặt nội khí quản; AaDO2 =341mmHg hoặc a/APO2 =0,155 có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ tử vong. Tóm lại, thời điểm đầu tiên phù hợp nhất để lấy khí máu động mạch trong suy hô hấpsơ sinh là sau cung cấp oxy 1 giờ. Ngoài ra cần tăng cường sử dụng CPAP thuần thục ở tuyến trước để giảm tình trạng quá tải cho tuyến y tế cuối cùng
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất