KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA U MÀNG NÃO
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA U MÀNG NÃO
Nguyễn Hữu Hoạt1, Đặng Đức Cảnh2, Ngô Tuấn Minh2, Nguyễn Việt Dũng2, Nguyễn Xuân Khái3
1 Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ
2 Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
3 Bệnh viện Quân y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) và tính chất lành tính/ác tính của u màng não (UMN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, trên 73 bệnh nhân được chẩn đoán UMN, đã được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh là UMN tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2020 đến tháng 03/2021. Kết quả: 56/73 trường hợp là UMN lành tính, chiếm tỷ lệ 76,7%. UMN không điển hình và ác tính chiếm tỷ lệ 23,3%. 16/17 khối UMN độ II có hạn chế khuếch tán trên ảnh DWI và ADC, chiếm tỷ lệ 94,1%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm UMN độ I là 33,9%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê, p <0,05. Kết luận: CHT khuếch tán là kỹ thuật có giá trị trong dự đoán tính chất lành tính/ác tính của UMN trước phẫu thuật.
Kết quả mô bệnh học của UMN có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch điều trị cũng như tiên lượng của bệnh nhân. Do đó, việc định hướng sớm tính chất lành tính/ác tính của UMN đóng vai trò quanh trọng trong thực hành lâm sàng. Hiện nay, trên thế giới có nhiều NC chỉ ra những đặc điểm hình ảnh CHT của UMN giúp phân biệt được giữa UMN lành tính và ác tính như: thoái hóa dạng nang, xâm lấn xương, xâm lấn mạch máu,…[2]. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành NC này với mục tiêu: “Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ và tính chất lành tính/ác tính của u màng não”.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cộng hưởng từ khuếch tán, u màng não
Tài liệu tham khảo
1. Elizabeth B. Claus, Melissa L. Bondy, Joellen M. Schildkraut. et al. (2005), “Epidemiology of Intracranial Meningioma”. Neurosurgery, 57(6), pp. 1088-1095.
2. F. Salah, A. Tabbarah, N. Alarab y. et al. (2019), “Can CT and MRI features differentiate benign from malignant meningiomas?”. Clinical Radiology, 74(11), pp. 898.e15-898.e23.
3. C. Mawrin,A. Perry (2010), “Pathological classification and molecular genetics of meningiomas”. J Neurooncol, 99(3), pp. 379-91.
4. Lê Thị Hồng Phương (2016). Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ và mối liên quan với triệu chứng lâm sàng của u màng não nền sọ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.
5. Antonios Drevelegas (2010), Imaging of brain tumors with histological correlations,Springer Science & Business Media
6. T. Zhang, J. M. Yu, Y. Q. Wang. et al. (2018), “WHO grade I meningioma subtypes: MRI features and pathological analysis”. Life Sci, 213, pp. 50-56.
7. B. J. Lin, K. N. Chou, H. W. Kao. et al. (2014), “Correlation between magnetic resonance imaging grading and pathological grading in meningioma”. J Neurosurg, 121(5), pp. 1201-8.
8. Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Đặng Nguyễn Trung An, Trần Quang Vinh. et al. (2013), “Khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của u màng não nội sọ”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), pp. 500-503.
9. D. M. Sohu, S. Sohail,R. Shaikh (2019), “Diagnostic accuracy of diffusion weighted MRI in differentiating benign and malignant meningiomas”. Pak J Med Sci, 35(3), pp. 726-730.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com