Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch-lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021

Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch-lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021

Khóa luận tốt nghiệp đại học dược Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch – lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021. Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh thường gặp ở các nước phát triển, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, nam giới, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và đái tháo đường. Trong đó, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy xơ vữa động mạch và dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ tử vong nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển là bệnh tim mạch có liên quan xơ vữa động mạch chiếm tỷ lệ 45%, trong đó bệnh mạch vành là 32% [15]. Mỗi năm, toàn cầu có 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi [9].
Ở Việt Nam, xơ vữa động mạch là nguyên nhân trực tiếp của nhiều bệnh tim mạch như suy mạch vành, đột quỵ…Hiện nay, BMV đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội. Vào năm 2006, Viện Tim Mạch Quốc Gia can thiệp khoảng 300 ca bệnh nhân bị bệnh động mạch vành mỗi năm, nhưng năm 2016 đã can thiệp khoảng 3500 ca/năm, cho thấy tốc độ gia tăng gấp hơn 10 lần [8]. Các yếu tố nguy cơ truyền thống về tim mạch ở nước ta qua điều tra vẫn tiếp tục tăng hàng năm và trở thành gánh nặng rất lớn đòi hỏi sự can thiệp, sự nỗ lực trong cộng đồng và giới chuyên môn [39].


Rối loạn lipid máu được nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ với bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ngoài việc phục vụ cho mục đích điều trị, còn mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Điều trị rối loạn lipid máu sẽ giúp tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, các biến chứng khác do bệnh xơ vữa động mạch gây ra như tai biến mạch máu não và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc kiểm soát tốt mức lipid máu mang ý nghĩa to lớn trong giảm nguy cơ tử vong và tàn tật do xơ vữa động mạch, giảm gánh nặng kinh tế toàn cầu đặc biệt ở các nước đang phát triển. Đồng thời, đánh giá nguy cơ tim mạch là thật sự cần thiết vì việc làm này giúp chúng ta có thể phòng tránh được những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh mạch vành gây ra. Các hệ thống đánh giá nguy cơ tim mạch hiện nay bao gồm 2 thang điểm là Framingham2 và Euro – Score I. Hai thang điểm này đều được xây dựng dựa trên các yếu tố như: tuổi, giới tính, chỉ số huyết áp, chỉ số cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá… Thông qua những thông số này, bệnh nhân sẽ được tính tổng điểm và từ đó có thể dự đoán nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm tới.
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là một trong những bệnh viện lớn với đội ngũ bác sỹ chuyên sâu, luôn chú trọng đến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hiện nay, đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn lipid máu đến bệnh viện ngày càng tăng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được triển khai để phân tích các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Do đó, xuất phát từ thực tế trên, để góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nâng cao chất lượng sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, làm giảm biến cố tim mạch, xơ vữa động mạch, tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch – lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021”.3
MỤC TIÊU
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành trong vòng 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch – lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 05/2020.
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm chung của bệnh nhân tại Khoa Nội tim mạch – lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
2. Ước tính nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành trong vòng 10 năm trên bệnh nhân tại Khoa Nội tim mạch – lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
3. Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch – lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment