KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN
Đào Bùi Quý Quyền1, Bùi Hữu Hoàng2, Lê Việt Thắng3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Nhân dân 115
3 Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 156 đối tượng bao gồm 98 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTMT và 58 bệnh nhân không có BTMT. Tất cả các bệnh nhân được định lượng nồng độacid uric huyết tươngtheo phương pháp enzyme. Kết quả: Nồng độ hs-CRP huyết tương trung bình ở nhóm ĐTĐ có BTMT là 423,55 (333,6 -524,35)µmol/L, cao hơn nhóm không có BTMT là 341,15(297,2 – 408,95)µmol/L, p< 0,001. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có BTMT tăng AU là 60,2% cao hơn nhóm không có BTMT là 29,3%, p< 0,001. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ có BTMT tuổi từ 60 trở lên; bệnh thận mạn giai đoạn 3-5; có biến chứng khác ngoài thận có nồng độ AU cao hơn nhóm không có đặc điểm trên, p< 0,05. Kết luận: Tăng AU là thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh thận mạn.
Đái tháo đường típ 2 ngày càng gia tăng trên thế giới và trẻ hoá, với cơ chế bệnh sinh liên quan đến kháng insulin và giảm chức năng tế bào beta [1],[2]. Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần kiểm soát nhiều yếu tố gồm glucose máu, rối loạn lipid máu, huyết áp… Những bệnh nhân kiểm soát kém các yếu tố, thường xuất hiện các biến chứng sớm, trong đó có biến chứng thận. Biểu hiện tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 sớm nhất là sự xuất hiện albumin niệu, cụ thể là microalbumin niệu. Trên lâm sàng biến chứng thận có thể gặpdạng protein niệu có hoặc không hội chứng thận hư, và hoặc kèm theo suy thận mạn tính [3]. Acid uric máu ngày càng được nghiên cứu nhiều và được xem như một yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ tim mạch cũng như tỷ lệ sống còn ở các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định: tăng nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường nói chung, bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận nói riêng chính là một yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng và có giá trị trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân [4],[5],[6]. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: Khảo sátnồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính.
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN