KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ KHÁNG SARS-COV-2 TRONG HUYẾT THANH NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SAU TIÊM MŨI 2 VACCIN SARS-COV-2 TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ KHÁNG SARS-COV-2 TRONG HUYẾT THANH NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SAU TIÊM MŨI 2 VACCIN SARS-COV-2 TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trần Thành Vinh1, Lâm Vĩnh Niên2, Lê Văn Thanh1, Lê Hữu Hoàng1, Lê Thị Kim Ái1, Phan Thị Anh Thư1, Dương Hà Khánh Linh1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc tiêm đủ liều vaccin đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ cộng đồng trước COVID-19, là công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn đại dịch COVID-19. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi hai vaccin COVID-19. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV-2 lần 1 trên 332 và lần 2 trên 196 người trưởng thành tình nguyện tham gia. So sánh nồng độ kháng thể lúc 2-8 tuần và 8-14 tuần sau tiêm mũi hai vaccin AZD1222 hoặc BNT162b2. Kết quả: Nồng độ kháng thể của nhóm vaccin AZD1222, BNT162b2, tiêm trộn và chung, lúc 2-8 tuần sau tiêm mũi hai lần lượt là 989 (476-1945), 1955 (1327-3245), 4368 (2066-6716) và 1622 (684-3741) BAU/mL; lúc 8-14 tuần là 796 (385-1460), 1080 (848-1985), 1714 (1058-2647) và 1014 (490-1892) BAU/mL. Không có mối tương quan giữa nồng độ kháng thể với tuổi, giới, cân nặng, BMI trong các nhóm. Kết luận: Vaccin AZD1222, BNT162b2 và tiêm trộn sinh kháng thể tốt. Nồng độ kháng thể giảm có ý nghĩa lúc 8-14 tuần so với 2-8 tuần sau tiêm mũi hai.
Từ tháng 12 năm 2019, một chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn thế giới gây đại dịch toàn cầu. Đến đầu năm 2022, trên thế giới có hơn 500 triệu trường hợp nhiễm và khoảng 6 triệu trường hợp tử vong, tại Việt Nam số trường hợp nhiễm là 10 triệu và số trường hợp tử vong là 43 ngàn (1).Tỷ lệ tử vong trên thế giới và ở Việt Nam là khoảng 1-2% trong số những người bị nhiễm. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Chiến lược kiểm soát bệnh bằng dự phòng của Bộ Y tế liên tục có những điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, trong đó dựa trên những điểm cốt lõi và quan trọng là: phòng chống lây nhiễm bằng tuân thủ 5K, áp dụng các biện pháp công nghệ trong phòng chống dịch và điều quan trọng nhất chính là chiến lược tiêm vaccin COVID-19. Việc định lượng nồng độ kháng thể sinh ra sau tiêm mũi hai vaccin cung cấp một cơ sở dữ liệu cho phép chúng ta đánh giá hiệu quả về tính sinh miễn dịch bảo vệ của vaccin. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá nồng độ kháng thể trong huyết thanh của nhóm dân số sau khi được tiêm mũi thứ hai các loại vaccin ChAdOx1(AZD1222) (nhóm 1), BNT162b2-BioNTech (BNT162b2) (nhóm 2)vàtiêm trộn vaccin (mũi 1: AZD1222 –mũi 2: BNT162b2) (nhóm 3)vào các thời điểm 2-8 tuần (lần 1) và 8-14 tuần (lần 2) sau tiêmvaccin mũi hai. Dự kiến kết quả nghiên cứu đạt được sẽ có thể giúp cho các bác sĩ lâm sàng và các nhà dịch tễ học có một cái nhìn tổng quát về khả năng duy trì kháng thể sau tiêm, chọn lựa thời điểm thích hợp để tiêm mũi nhắc lại.Mục tiêu nghiên cứu1. Khảo sát nồng độ kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi hai vaccin COVID-19.2. Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ kháng thể và tuổi, giới, cân nặng, BMI.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com