KHẢO SÁT SUẤT LIỀU VÀ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA ĐIỀU TRỊ BẰNG I-131 LIỀU CAO TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT SUẤT LIỀU VÀ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA ĐIỀU TRỊ BẰNG I-131 LIỀU CAO TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT SUẤT LIỀU VÀ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA ĐIỀU TRỊ BẰNG I-131 LIỀU CAO TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐỨC VỊ1, NGUYỄN HUYNH KHÁNH AN2, PHAN THÊ SUNG3,
VO KHẮC NAM4, TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ung thư hệ nội tiết thường gặp nhất[6].Theo Globocan 2012, ung thư giáp là loại ung thư đứng hàng thứ 8 ở cả hai giới. Trong đó, hơn 90% ung thư tuyến giáp thuộc loại biệt hóa tốt[4,6]. Ngày nay, việc điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật và điều trị bổ túc sau mổ với I-131[6]. I-131 lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1943[3] để điều trị các bệnh lý tuyến giáp: ung thư tuyến giáp và cường giáp. Qua hơn nửa thế kỉ sử dụng, con người đã có nhiều hiểu biết sâu hơn về I- 131 và ứng dụng chúng một cách thành công nhằm điều trị bệnh, đồng thời những hiểu biết này cũng giúp chúng ta ngăn chặn những nguy hại do bức xạ của I-131.


Theo quy định hiện hành trên thế giới áp dụng của IAEA số 63[5], bệnh nhân điều trị I-131, khi xuất viện, ngưỡng liều của bệnh nhân phải dưới mức 1110MBq[2] mới được trở về cách ly tại cộng đồng. Dựa vào các tiêu chuẩn về ngưỡng liều phóng xạ quốc tế, từ đầu những năm 1999- 2000, Chính phủ Việt Nam đã ban hành thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT-BKHCNMT-BYT của Bộ Y Tế – Bộ
Khoa học Công nghệ về việc Hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế, ban hành ngày 28/12/1999[1] và đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, như sau

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment