KHẢO SÁT TÂM LÝ VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA CHA MẸ BỆNH NHÂN NHI BỊ UNG THƯ ĐANG HÓA TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH
KHẢO SÁT TÂM LÝ VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA CHA MẸ BỆNH NHÂN NHI BỊ UNG THƯ ĐANG HÓA TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ THU TRÂM1, HA THỊ NHƯ HOA1, NGÔ THỊ THANH THỦY2, TRẦN KIM CHI3,
NGUYỄN THỊ THU VÂN1, NGUYỄN THỊ THU THỦY1, NGUYỄN THỊ HỒNG NGA1,
HOANG THỊ MỘNG HUYỀN4, PHAM NGUYỄN DIỄM PHÚC5, ĐẶNG TRẦN NGỌC THANH6
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tâm lý và nhu cầu hỗ trợ của cha mẹ bệnh nhân (BN) nhi bị ung thư (UT) đang hóa trị tại bệnh viện Ung Bướu (BVUB) TP. H CM
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 208 cha mẹ BN nhi có con bị UT đang hóa trị tại khoa Nội 3 BVUB năm 2018. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng BCH để thu thập số liệu. Thống kê mô tả và phân tích được sử dụng để phân tích số liệu.
Kết quả: Căng thẳng về tâm lý của cha mẹ BN nhi đạt mức độ cao với = 3.93; SD = 0.47, cao nhất là khó khăn trong tương tác với trẻ 76.9%, kế đến là căng thẳng của cha mẹ BN nhi 71.6% và thấp nhất rối loạn chức năng tương tác với trẻ 57.7%. Nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ BN nhi đạt mức độ cao với = 4.07 SD = 0.43; cao nhất nhu cầu hỗ trợ về kinh tế 89.4%; kế đến nhu cầu hỗ trợ về thông tin 86.5%; tiếp theo về cảm xúc 84.6%; về thể chất 71.6%; về tâm lý xã hội 70.7% và thấp nhất về tâm linh 68.3%.
Kết luận: Căng thẳng về tâm lý của cha mẹ Bn nhi đạt mức độ cao ( = 3.93; SD = 0.47). Nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ BN nhi đạt mức độ cao ( = 4.07, SD = 0.43)
Ung thư (UT) là bệnh lý ác tính của tế bào, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. UT ở trẻ em (TE) đang tăng đến mức báo động, hiện nay khoảng 250.000 TE bị mắc bệnh UT. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), mỗi năm có thêm 160.000 TE bị UT và khoảng 90.000 TE chết do UT, gây tử vong đứng thứ 2 ở TE trên các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, cũng có tới 4.200 trường hợp UT nhi mắc mới/
năm, tăng nhanh ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ UT trẻ nhỏ hơn 5 tuổi gấp 2 lần trẻ từ 6-15 tuổi. Trước năm 1975 tỷ lệ sống còn < 20% so với hiện nay (tỉ lệ sống còn cải thiện đáng kể trên 30 năm)[1].
UT ở trẻ thường gặp nhiều nhất là các bệnh về máu, u não, còn lại là u nguyên bào thần kinh, Lymphôm không Hodgkin, Lymphôm, u thận, u xương,… Tỷ lệ gây tử vong cao nhất là bệnh bạch cầu cấp dòng lymphô và dòng tủy (chiếm tới 30%)[2]. Điều trị bệnh UT cho trẻ thường là hóa trị, phẫu thuật hay xạ trị hoặc đa mô thức và có thể gặp những tác dụng phụ rất khó chịu. Đối với cha mẹ BN nhi, điều này gây sốc khiến họ sợ hãi, buồn phiền, cảm thấy có lỗi, tức giận, phủ nhận… BN nhi phải chịu đựng nặng nề về tâm lý, tình cảm và 64% cha mẹ BN nhi thường dành hơn 10 giờ mỗi ngày để chăm sóc cho trẻ bị UT trong gia đình
Nguồn: https://luanvanyhoc.com