KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM NANG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM NANG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM NANG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN MINH CHÂU1, NGUYỄN THỊ TRANG DUNG1,
NGUYỄN HỒNG HẢI2, LƯU HÙNG VŨ3, PHAM XUÂN DŨNG4
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lymphôm nang tại
BVUB TP.HCM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 98 bệnh nhân lymphôm nang được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Ung Bướu từ 01/01/2010 đến 31/12/2013.
Kết quả: Lymphôm nang chiếm 5,3% LKH chung. Tỉ lệ nam:nữ = 1,1:1. Tuổi trung bình là 56 tuổi. Có triệu chứng B chiếm 36,7% trường hợp. 62,2% BN lúc chẩn đoán ở giai đoạn III-IV. Mô bệnh học thường gặp là lymphôm tế bào nhỏ dạng nang. Đa số BN có nguy cơ thấp và trung bình-thấp (77,6%) theo chỉ số Tiên lượng Quốc tế Lymphôm nang FLIPI. Các phương pháp điều trị ban đầu: 85 BN điều trị đủ: hóa trị đơn thuần (82,4%), hóa trị + xạ trị (17,6%). Phác đồ CEOP/CHOP ± R được sử dụng nhiều nhất. Đánh giá đáp ứng: hoàn toàn 56,5%; một phần 36,5%; toàn bộ 93%. Phác đồ phối hợp rituximab cho tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn cao hơn không phối hợp (75% so với 50,8%, p<0,05). Tỉ lệ tái phát, tiến triển là 31,7% và chuyển dạng mô học khi tái phát là 5,9%. Có 9 TH lymphôm nang duy trì rituximab sau hóa trị ban đầu đều ổn định (100%) và không tái phát.


Xác suất sống còn toàn bộ 7 năm của lymphôm nang là 85,3%; xác suất sống còn không bệnh tiến triển 7 năm là 71,6%.
Kết luận: Hóa trị phối hợp rituximab cần thiết trên BN lymphôm nang để tăng thêm tỉ lệ đáp ứng. Vai trò rituximab duy trì giúp củng cố đáp ứng lâu dài sau hóa tr

Lymphôm không Hodgkin (LKH) là nhóm bệnh lý huyết học ác tính phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Năm 2016, ước tính có khoảng 72.000 trường hợp LKH mới mắc ở Mỹ. Trong đó, lymphôm nang là thể LKH thường gặp thứ hai sau lymphôm tế bào B lớn lan tỏa, chiếm 10-20% quần thể phương Tây nhưng thấp hơn nhiều ở các quốc gia châu Á[8]. Lymphôm nang được xếp vào loại diễn tiến chậm, bệnh lan tràn không triệu chứng, kéo dài vài tháng đến vài năm và khuynh hướng biểu hiện ở hạch.
Độ tuổi mắc bệnh trung bình khoảng 60 tuổi. Đa số các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn trễ với tỉ lệ xâm nhập tủy cao[8].
Mặc dù được xem là “không thể chữa khỏi” nhưng tiên lượng của BN lymphôm nang khá tốt với thời gian sống còn toàn bộ trung bình đến 10 năm.
Chiến lược điều trị lymphôm nang tùy thuộc vào thời điểm quyết định điều trị hay “chờ và xem”, triệu chứng lâm sàng, giai đoạn, grad mô học và mật độ tế bào bướu. Đối với giai đoạn sớm, mật độ bướu thấp, xạ trị có vai trò kiểm soát bệnh tại chỗ tại vùng.
Hóa trị được chỉ định trong một số trường hợp chọn lọc. Đơn trị liệu rituximab không cải thiện sống còn toàn bộ nhưng giảm nguy cơ chuyển dạng mô học.
Ở giai đoạn tiến xa, mật độ bướu cao, vai trò rituximab (R-CHOP) đã cải thiện đáng kể kết cục điều trị, duy trì rituximab sau khi đạt đáp ứng giúp ổn định bệnh lâu dài[7].
Ngày nay, tiên lượng lymphôm nang dựa vào chỉ số tiên lượng quốc tế FLIPI, cải tiến thành FLIPI- 2 giúp xếp nhóm nguy cơ để lựa chọn điều trị phù hợp. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thể bệnh này, vai trò các phác đồ hóa trị, hiệu quả hóa miễn dịch và điều trị duy trì rituximab làm cải thiện thời gian sống còn không bệnh tiến triển nhưng lợi ích về mặt sống còn toàn bộ khác nhau giữa các khảo sát. Tại BVUB, các công trình nghiên cứu về dịch tễ, chẩn đoán và điều trị LKH chung với tỉ lệ sống còn 5 năm ở nhóm diễn tiến chậm khá thấp khoảng 40%[2], nhưng chưa có công trình nào đánh giá riêng biệt về lymphôm nang. Chính vì thế chúng
tôi thực hiện khảo sát tình hình lymphôm nang, đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh này để nhìn lại và rút kinh nghiệm cho việc điều trị ngày càng tốt hơn

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment