KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOẠN THỊ GIÁC MẠC SAU PHẪU THUẬT PHACO
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOẠN THỊ GIÁC MẠC SAU PHẪU THUẬT PHACO
Nguyễn Xuân Trường*, Nguyễn Đình Bội Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật phaco hiện nay phần lớn sử dụng đường rạch xuyên giác mạc phía thái dương không khâu. Để tìm hiểu đường rạch này ảnh hưởng như thế nào lên tình trạng loạn thị giác mạc, chúng tôi đã tiến hành theo dõi bằng máy đo bản đồ giác mạc trước và sau mổ trên 51 mắt của 48 bệnh nhân được phẫu thuật phaco bằng đường rạch xuyên giác mạc phía thái dương (ngang 3,2mm; sâu vào tiền phòng 1,5mm).
Thiết kế nghiên cứu: Là một nghiên cứu mô tả tiền cứu.
Tiến hành:Các bệnh nhân không có bệnh lý giác mạc hoặc chưa bị can thiệp phẫu thuật trên giác mạc trước đây, được chẩn đoán đục thể thủy tinh và được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên tại khoa Tổng hợp bệnh viện Mắt Tp.HCM từ tháng 12 -2003 đến tháng 6 -2004. Đo bản đồ giác mạc trước mổ và vào các thời điểm tái khám sau mổ 1 ngày, 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần. Phân tích và so sánh các thông số về độ và trục loạn thị trên các kết quả đo bản đồ giác mạc.
Kết quả: Độ loạn thị gây ra do phẫu thuật của đường rạch này trung bình là 0,54D; tương đối ổn định vào tuần thứ 4 sau mổ. Đây là một loạn thị thuận, do đó khi giác mạc trước mổ: Không có loạn thị: thì loạn thị sau mổ sẽ là một loạn thị thuận. Có loạn thị thuận: sau mổ độ loạn thị sẽ tăng lên. – Có loạn
thị nghịch hoặc chéo: sau mổ độ loạn thị sẽ giảm. Nóicách khác nếu đường rạch nằm ở vị trí của kinh tuyến có công suất khúc xạ cao nhất thì sẽ làm giảm công suất kinh tuyến đó đưa đến giảm độ loạn thị cho giác mạc sau mổ và ngược lại.
Kết luận:Đường rạch phía thái dương không phải lúc nào cũng tốt cho kết quả loạn thị sau mổ. Cần xác định trục loạn thị trước mổ của kinh tuyến giác mạc có công suất khúc xạ cao nhất bằng Topography hoặc Keratometer để có hướng tránh tình trạng tăng loạn thị sau mổ không có lợi cho bệnh nhân
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất