KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THIẾU MÁU “LÒNG BÀN TAY NHỢT” THEO IMCI

KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THIẾU MÁU “LÒNG BÀN TAY NHỢT” THEO IMCI

 KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THIẾU MÁU “LÒNG BÀN TAY NHỢT” THEO IMCI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 

Nguyễn Hữu Châu Đức*, Đinh Khánh Quỳnh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: – Khảo sát “độ nhợt của lòng bàn tay” ở trẻ thiếu máu từ 2 tháng đến 5 tuổi. – Tìm mối liên quan giữa độ nhạy của lòng bàn tay nhợt với nồng độ Hb trong máu ngoại vi. 
Phương pháp: mô tả lâm sàng và cận lâm sàng qua 150 trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi được chẩn đoán thiếu máu vào khám tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế. 
Kết quả: – Trong 150 trẻ bị thiếu máu có: 18,67% lòng bàn tay hồng; 70,66% lòng bàn tay nhợt; 10,67% lòng bàn tay rất nhợt. Mức độ thiếu máu: Nhẹ chiếm 65,33%; Vừa chiếm 24,67%; Nặng chiếm 10%. – Nồng độ Hb trung bình khi: Lòng bàn tay hồng là 10,4 (±0,22)g/dl; Lòng bàn tay nhợt là 8,0 (±1,2)g/dl; Lòng bàn tay rất nhợt là 4,9 (±1,4)g/dl. – Độ nhạy của da lòng bàn tay khi Hb <11 g/dl là 81,33%; Độ nhạy của da lòng bàn tay khi Hb < 9,3 g/dl là 100%.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment