KHẢO SÁT TỶ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHẢO SÁT TỶ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ngô Đức Kỷ1
1 Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hơn, nặng hơn và mang lại kết quả xấu hơn ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn đặc biệt vi khuẩn E. coli. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ E. coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường và mức độ đề kháng của các chủng E. coli phân lập. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tất cả 295 bệnh nhân được chẩn đoán Đái tháo đường và được cấy nước tiểu, tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An từ 01/2021 đến 04/2021. Kết quả: Tỷ lệ E. coli gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập được chiếm 65,3% (17/26) trong tổng số chủng vi khuẩn. Tỷ lệ các chủng sinh ESBL là 47,4%. E.coli kháng với nhóm kháng sinh Quinolon từ 42,1 – 57,9%. Kháng với nhóm Cephalosphorin 42,1 – 73,7%; Ampicillin và Piperacilli 84,2%; Cotrimoxazol và Ampicillin/Sulbactam là 57,9%. Tuy nhiên các kháng sinh nhóm Carbapenem, Fosmicin và Amikacin còn nhạy cảm tốt với vi khuẩn E.coli với tỷ lệ > 95% -100%. Kết luận: E. coli dẫn đầu các căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường và đề kháng với tất cả kháng sinh thử nghiệm với các mức độ khác nhau. Do đó giám sát thường xuyên về mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đề giúp công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý và sử dụng kháng sinh hiệu quả.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng một cách đáng báo động trên toàn thế giới và trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [1]. Đái tháo đường có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn, trong đó nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp [2],[3]. Trong đó vi khuẩn E. coli là tác nhân thường gặp nhất [4]. Đây là một vi khuẩn có khả năng đề kháng cao với nhiều kháng sinh, nhiều chủng có khả năng sinh Betalactamase phổ rộng (ESBL) cho thấy kháng nhiều loại kháng sinh, đặc biệt là sự đề kháng ngày càng tăng với kháng sinh phổ rộng như flourquinolones và cephalosporines [5],[6]. Vấn đề này đang là thách thức ở các nước thu nhập thấp và trung bình vì tỷ lệ nhiễm khuẩn cao, sử dụng kháng sinh không hợp lý, kháng sinh sẵn có quá nhiều và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn kém. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích: Khảo sát tỷ lệ E. coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường và mức độ đề kháng của các chủng E. coli phân lập được tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
https://thuvieny.com/khao-sat-ty-le-khang-khang-sinh-cua-vi-khuan-escherichia-coli-gay-nhiem-khuan-tiet-nieu/