KHẢO SÁT TỶ LỆ TỬ VONG KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
KHẢO SÁT TỶ LỆ TỬ VONG KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Mai Chí Công1, Phan Tường Anh1, Vũ Anh Kiệt1, Trần Hồng Thu2, Nguyễn Thị Thu Sương3
1 Bệnh viện Nhân dân Gia Định
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp.Hồ Chí Minh
3 Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu – Mục tiêu: Bệnh nhân tử vong được xác định bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim; kết quả điện tâm đồ và điện não đồ thể hiện bằng đường thẳng đẳng điện đã được ít nhất hai bác sĩ khám và kết luận. Nhưng trên thực tế, rất khó xác định nguyên nhân tử vong của bệnh nhân, nhất là tại Khoa Cấp cứu khi các bác sĩ chỉ tiếp xúc với bệnh nhân trong thời gian ngắn; đôi khi việc triển khai các kỹ thuật cận lâm sàng và hỗ trợ chẩn đoán chưa được thực hiện hoặc triển khai còn hạn chế, bệnh nhân đã tử vong. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp xác định tỷ lệ tử vong không rõ nguyên nhân nhập khoa Cấp cứu từ đó có các giải pháp để cải tiến vấn đề này. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với việc thu thập 418 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân tử vong trong hai năm 2019, 2020 tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Dữ liệu được mô tả bằng tần số, tỷ lệ phần trăm; trung bình, độ lệch chuẩn hoặc trung vị, tứ phân vị đối với các biến số có phân phối không bình thường, p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,8 ± 21,3 trong đó tỷ lệ nam:nữ là 2:1. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong không rõ nguyên nhân chiếm 13%, nhóm có chẩn đoán nghi ngờ (40,6%) và nhóm có chẩn đoán xác định (46,4%). Việc xác định nguyên nhân tử vong có liên quan đến tuổi của bệnh nhân, người đưa bệnh nhân vào bệnh viện, nơi bệnh nhân được phát hiện và tiền căn của bệnh nhân. Kết luận: Việc xác định nguyên nhân gây tử vong vẫn còn gặp khó khăn tại khoa Cấp cứu. Việc khai thác các nội dung nơi bệnh nhân được phát hiện tử vong, tiền sử gia đình góp phần xác định nguyên nhân tử vong.
Tử vong đột ngột là một sựcố gây tổn thương tinh thần cho người thân, dẫn đến sự trầm cảm, lo lắng, suy nghĩ tự sát hoặc có hành vi tự sát, lạm dụng chất kích thích, rối loạn căng thẳng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và huyết áp cao[8]. Tử vong không rõ nguyên nhân xảy ra do thông tin về tử vong của bệnh nhân bị thiếu hoặc không đầy đủ hoặc do bác sĩ lâm sàng hoặc chứng cứ giải thích việc tử vong không thể thống nhất hoặc đủ để xác định nguyên nhân[4].Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các ca tử vong, tiếp theo đó là do chấn thương, sau đó là các bệnh về hệ thần kinh trung ương và bệnh nhồi máu cơ tim cấp là bệnh quan trọng nhất trong số này. Nhưng trên thực tế, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng ngừng tim phổi không có người chứng kiến hoặc chết bất ngờ hoặc không giải thích được nguyên nhân tử vong do bệnh hiện có và chết ngay sau khi đưa đến cấp cứu mà không được chẩn đoán xác định. Do đó việc xác định nguyên nhân cơ bản của những cái chết đột ngột và bất ngờ là rất quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân cấp cứu, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và cứu mạng bệnh nhân[7]. Đồng thời việc tìm ra được nguyên nhân cũng sẽ giúp an ủi phần nào mất mát mà người thân của bệnh nhân đang gánh chịu, và điều đó cũng sẽ giúp nâng cao ý thức của thân nhân người bệnh (nếu họ cũng đang mắc các bệnh tương tự với bệnh nhân đã tử vong) và giải tỏa các nghi ngờ của chính thân nhân bệnh nhân dành cho chuyên môn của bệnh viện. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề tử vong không rõ nguyên nhân tại các bệnh viện.Chính vì những lý do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài nhằm góp phần bổsung khoảng trống y văn về lĩnh vực tử vong không rõ nguyên nhân, làm tiền đề đối với các nghiên cứu sau này. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cần để định hướng phát triển lĩnh vực cận lâm sàng trên thi thể người tử vong nhằm gợi ý chẩn đoán nguyên nhân tử vong nhằm đáp ứng nhu cầu của người thân của người bệnh về nguyên chính xác tử vong, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân đối với bệnh viện và đó cũng là nhu cầu chính đáng của người dân để được chăm sóc với chất lượng tốt nhấ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khoa cấp cứu, không rõ, nguyên nhân tử vong
Tài liệu tham khảo
1. Cầm Bá Thức (2015). Tình hình tử vong tại Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Trung ương từ năm 2009 đến năm 2014. Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Trung ương: Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
2. Đặng Trúc Lan Trinh, Trần Thị Uyên Linh, et al (2009). Nhận xét đặc điểm các trường hợp ngưng tim ngoài bệnh viện, hồi sức không thành công tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 02/2008 – 12/2008. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 13(6):311-8.
3. Mai Xuân Hiên, Bùi Văn Mạnh, et al (2018). Đánh giá tình hình tử vong trước viện trong 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2017) tại bệnh viện Quân Y 103. Tạp chí Dược học Quân sự. 9(4):64-8.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com