KHẨU PHẦN ĂN CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CÓ CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2021
KHẨU PHẦN ĂN CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CÓ CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Trần Thị Huyền Trang1, Trương Thị Thùy Dương1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kì tại bệnh viện Trung Ương Thái nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên 228 bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kì tại khoa Nội Thận tiết niệu và lọc máu, bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Khẩu phần ăn của người bệnh cung cấp thiếu về tổng năng lượng (chỉ đạt 72,2%) và một số chất dinh dưỡng sinh năng lượng (P: đạt 92,8%, L: đạt 91,0%, G: chỉ đạt 68,6%) và không sinh năng lượng (vitamin B2: đạt 98,0%, đặc biệt vitamin A (chỉ đạt 18,1%) và sắt (chỉ đạt 33,8%) thiếu nhiều so với nhu cầu khuyến nghị. Một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người bệnh vượt quá nhu cầu khuyến nghị như: vitamin B1 (281,1%), lipid động vật (164,5%), canxi (124,0%), vitamin C (116,5%), vitamin B3 (112,8%), phospho (103,2%). Chỉ có muối natri nằm trong giới hạn cho phép (< 3000 mg/ngày) và protein động vật được cung cấp đầy đủ so với nhu cầu khuyến nghị.
Thiếu protein và các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần, nhiều bệnh lý khác phối hợp như thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa có liên quan chặt chẽ tới tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ. Hiện tượng mất các chất dinh dưỡng trong quá trình lọc máu, tình trạng tăng dị hóa và lọc máu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.Trong điều trị bất cứ một bệnh gì thì dinh dưỡng luôn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân cần có có một chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để có sức khỏe tốt.Trong các phương pháp điều trị được áp dụng đối với người bị bệnh thận mạn, chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng việc làm giảm đáng kể mức độ nặng của bệnh thận mạn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng (2019) cho thấy khẩu phần ăn của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019 thiếu về tổng năng lượng và các chất sinh năng lượng quan trọng: Tổng năng lượng khẩu phần của bệnh nhân đạt được 76,2%, lipid đạt 74,0%,Glucid đạt 76,6%, Protein 90,5%đạt so vớinhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng [4].Vậy khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ ở bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên ra sao? Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:Đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kì tại bệnh viện Trung Ương Thái nguyên năm 2021
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy thận mạn tính, lọc máu chu kì, khẩu phần ăn, khoa Nội Thận tiết niệu và lọc máu
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên (2018), Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, Ban hành kèm theo quyết định số 5517/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, năm 2015.
3. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2007), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 10 – 19.
4. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2019), Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
5. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Y Tế Công Cộng, Đại học Y Hà Nội.
6. Trần Văn Nhường (2013), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2012, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y tế công cộng, tr. 58 – 76.
7. Viện Dinh dưỡng, Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, năm 2019.
8. Hakim RM, Levin N (1993), Malnutrition in hemodialysis patients, Am J Kidney Dis, 21, pp. 125 – 137.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com