Khi bị chấn thương, cơn đau đến từ đâu?
Bài viết này giúp chúng ta hiểu rõ lý do tại sao chúng ta lại có cảm giác đau nhức sau một chấn thương cấp tính nào đó.
Có lẽ bạn đã từng bị trật mắt cá chân một lần nào đó trong quá khứ, có thể là do mang vác một vật nào đó cồng kềnh lên cầu thang rồi chẳng may bị trượt chân, hoặc cũng có thể là do vội vàng bước xuống đường mà chưa kịp nhìn đường cẩn thận. Ngay lúc đấy chúng ta bị đau nhức. Y học giải thích tình trạng đau đó được tạo ra do đường truyền cảm giác đau. Tức là từ vị trí bị chấn thương, các sợi dây thần kinh sẽ nhận biết được sự “bất ổn” tại nơi đó và ngay lập tức chúng truyền những tín hiệu đau nhức này về hệ thần kinh trung ương (tuỷ sống và não bộ) thông qua hệ thống thần kinh ngoại biên phủ khắp toàn bộ cơ thể. Đây là một hoạt động rất bình thường của hệ thần kinh chúng ta.
Tuy nhiên, trong y học có những trường đặc biệt là đối với những người bệnh bị cắt cụt một chân, một tay hay một bộ phận nào đó của cơ thể thì người ta vẫn còn có cảm giác về bộ phận đó. Tức là, bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau, tê vùng tay đã bị cắt tuy là trên thực tế nó không còn tồn tại với cơ thể nữa. Với trường hợp này, thì cách giải thích như trên về đường truyền cảm giác đau cần phải bổ sung thêm bởi vì lúc này bộ phận bị đau đã biết mất. Vậy thực tế thì cơn đau chúng ta xuất phát từ đâu? Các nhà thần kinh học đã làm rất nhiều nghiên cứu và thí nghiệm nhằm xác định được rằng chính xác cảm giác đau xuất phát từ đâu. Qua rất nhiều công trình nghiên cứu công phu của các chuyển gia, bác sĩ khắp nơi trên thế giới, người ta khám phá ra bộ não của chúng ta khi tiếp nhận cảm giác đau không hề đơn giản, mà trải qua rất nhiều các quá trình khác nhau, hết sức phức tạp trong não bộ. Một trong những giải thích đó là sự hoạt động của Ma trận thần kinh của đau (Neuromatrix). Neuromatrix được biểu hiện bằng một hình cầu quay không ngừng nghỉ và gồm 3 lãnh vực : (S) là cảm giác từ cơ thể (Somatosensory), (C) là về hiểu biết, tri thức (Cognitive) và (A) cảm xúc (Affective, feelings).
Neuromatrix nhận tín hiệu đầu vào (input) từ các phần não bộ phụ trách cảm giác, cảm xúc và tri thức. Ở đầu ra, neuromatrix nhả ra một “chữ ký thần kinh”, kích hoạt những lập trình khác nhau về cảm nhận đau đớn (pain), phản ứng vận động (motor reaction) hay phản ứng về cảm xúc (emotion) và phản ứng stress.
Để hiểu rõ hơn về sự hình thành cảm giác đau nhức và sự thay đổi của cơ thể trong tình trạng bị đau nhức sau một chấn thương, chúng ta hãy xem giản đồ bên dưới:
Vậy khi cơ thể gặp phải một đau nhức nào đó, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích từ nó. Đó là những bài học, những kinh nghiệm, những cảm xúc, những hình ảnh, những sự trải nghiệm của bản thân.v.v.. Điều quan trọng nhất khi đối diện với đau nhức là chúng ta hãy cố gắng nhận diện cảm giác đau nhức mà thôi, đừng để những cảm xúc, tình cảm, sự hờn giận, sự bực bội… nảy sinh từ cảm giác đau này chi phối chúng ta. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được những cảm xúc và tình cảm tiêu cực nảy sinh từ sự đau nhức này, thì tương tự chúng ta bị bắn hai mũi tên vào cơ thể vậy. Mũi tên thứ nhất đại diện cho cảm giác đau, mũi tên thứ hai cũng bắn vào ngay chỗ mũi tên thứ nhất cắm vào, cảm giác đau không phải là tăng lên gấp đôi, mà thực tế là tăng lên gấp nhiều lần. Mũi tên thứ 2 đại diện cho những cảm xúc tiêu cực nảy sinh từ mũi tên thứ nhất.
Để tìm hiểu thêm những điều này, chúng ta có thể tham gia các buổi trao đổi về trị liệu tự nhiên theo chủ đề (Miễn phí) của Bs. Lê Hải: ĐĂNG KÍ VÀ LỊCH HỌC